[Tư vấn Marketing4u] - có tới 75% cảm xúc của chúng ta trong một ngày được khơi gợi thông qua khứu giác chứ không phải thị giác như chúng ta vẫn tưởng trước đây. Chính vì vậy, các marketer đã khéo léo vận dụng điều này tối đa vào những chương trình marketing của mình .
Al. Ries là một trong những chuyên gia hàng đầu về marketing hiện đại đã viết trong cuốn sách của mình rằng: nếu không muốn bị diệt vong, thì bạn phải tạo ra cho mình một sự khác biệt. Và hương thơm chính là vũ khí đắc lực giúp bạn nổi bật trong thế giới cạnh tranh khốc liệt ngày nay.Trong bài viết này, bạn sẽ được biết đến một phương pháp marketing mới mẻ đã gặt hái rất nhiều thành công. Đó là xu hướng dùng mùi vị tác động vào khứu giác để tạo ra một thương hiệu bền vững trong tiềm thức của các khách hàng.
Al. Ries là một trong những chuyên gia hàng đầu về marketing hiện đại đã viết trong cuốn sách của mình rằng: nếu không muốn bị diệt vong, thì bạn phải tạo ra cho mình một sự khác biệt. Và hương thơm chính là vũ khí đắc lực giúp bạn nổi bật trong thế giới cạnh tranh khốc liệt ngày nay.Trong bài viết này, bạn sẽ được biết đến một phương pháp marketing mới mẻ đã gặt hái rất nhiều thành công. Đó là xu hướng dùng mùi vị tác động vào khứu giác để tạo ra một thương hiệu bền vững trong tiềm thức của các khách hàng.
Tiêu dùng chia sẻ: xu hướng hot ở Mỹ || Internet Việt Nam: Trăm nẻo đường đi || Lợi ích của Marketing cộng đồng || Kinh doanh trên nền tảng lắng nghe || Thương hiệu: G7 và Netcafé - Trứng và đá
Đã từ lâu logo (tác động vào thị giác) không còn là thứ duy nhất được các chủ công ty yêu thích dùng làm biểu tượng cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Để tác động vào thị giác, các công ty còn tiếp thị sản phẩm/dịch vụ thông qua các định dạng hình họa của nhãn hiệu, các gam màu sắc bắt mắt của bao bì hay các khẩu hiệu quảng cáo (slogan) độc đáo.
Cùng với thời gian, công việc nêu bật đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ thông qua hình ảnh ngày càng phong phú và có hệ thống. Để thực hiện công việc này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực khác nhau. Trong những quyển sách viết về đề tài này, bạn có thể học được cách thiết kế một logo hoàn hảo, và những điều nên và không nên làm. Bạn có thể tìm thấy cả những lời khuyên về cách thiết kế, sử dụng và phối hợp màu sắc cho các ấn phẩm của công ty, cách sắp đặt cửa hàng và thậm chí là cả cách ăn mặc của các nhân viên bán hàng...
Tất cả những điều này nhằm đạt một mục đích duy nhất là đẩy các khách hàng tiềm năng tiến lại gần các sản phẩm/dịch vụ của bạn như bị thôi miên.
Trong thời gian thực hiện một chiến dịch tổng lực nhằm làm nổi bật sản phẩm/dịch vụ của mình, bạn sẽ thấy doanh số bán hàng đạt mức cao nhất. Việc toàn cầu hóa marketing đã biến mẫu mã, cách đóng gói của các sản phẩm cùng loại trở thành tương tự như nhau trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu biết cách, thì sản phẩm của bạn khi đặt trong các cửa hàng vẫn nổi bật và không thể lẫn vào đâu được. Nhưng có lẽ, chúng ta nên tạm dừng câu chuyện marketing với chủ đề “Nhìn” tại đây.
Nếu chuyển tiếp sang chủ đề marketing với chủ đề “nghe”, thì chắc bạn cũng nhận thấy càng ngày càng nhiều các cửa hàng sử dụng âm nhạc để tạo ra cảm giác dễ chịu và gây hưng phấn cho các khách hàng. Hiển nhiên, về phía khách hàng, họ cũng thích đến những chỗ như vậy và dưới sự tác động của âm thanh, chắc chắn họ sẽ dễ dàng đi đến quyết định mua hàng hơn. Có thể nói, âm nhạc đã làm cho bộ “phanh hãm” những suy tính thiệt hơn của họ bị hỏng. Và cuối cùng, trong thế giới ngày nay, chính marketing với chủ đề “ngửi” mới đang gặt hái những kết quả đáng kinh ngạc.
Marketing bằng mùi vị đã trở thành một công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp muốn tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm/dịch vụ của mình. Một trong những bài viết mới nhất của Martina Lingstroma - một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực marketing thương hiệu – là dành để viết về chủ đề: “Xây dựng một thương hiệu mạnh nhờ vào ảnh hưởng của mùi vị”. Ông cho biết: có tới 75% cảm xúc của chúng ta trong một ngày được khơi gợi thông qua khứu giác chứ không phải thị giác như chúng ta vẫn tưởng trước đây.
Những chuyên gia về marketing thường đánh giá cao những thương hiệu có thể tác động tổng hợp lên cả hai cơ giác quan: thị giác và khứu giác. Khả năng khơi gợi cảm xúc thông qua vô thức bao giờ cũng đọng lại trong trí nhớ mọi người lâu hơn. Mùi vị giống như chất kích thích làm sống lại những trải nghiệm cũ và vì vậy tạo ra một khả năng to lớn cho marketing. Mùi vị có thể trở thành một yếu tố bổ xung cho hình ảnh của thương hiệu và nâng thương hiệu lên một tầm cao mới.
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã biết cách tạo dựng một cách chuyên nghiệp các thương hiệu có mùi vị đi kèm. Những chuyên gia về “hương thơm” cho thương hiệu giống như các nghệ sĩ, nhiệm vụ của họ là biến các sản phẩm/dịch vụ, các mục tiêu, hình ảnh, vị thế và thậm chí cả lịch sử công ty gắn liền với hai yếu tố: trực giác và hưng phấn. Công việc của họ có thể so sánh với việc sáng tác ra các bản nhạc phim.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, con người có thể “ghi nhớ” được mùi vị sau năm lần hít phải và không như chúng ta vẫn tưởng: mùi vị thường có tác động mạnh hơn hình ảnh.
Bằng phương pháp sử dụng mùi vị, khách hàng sẽ dễ nhận biết và dễ nhớ những sản phẩm/dịch vụ cũng như các công ty sản xuất ra nó. Có thể nói, mùi vị là một nhân tố dùng để nhận biết rất hữu hiệu. Vì vậy, bạn không những nên để “hương thơm” của thương hiệu tỏa ra ở các cửa hàng hay những tụ điểm dùng để tiếp xúc với khách hàng, nơi tổ chức các sự kiện, mà còn nên tẩm nó vào cạc vi-dít, các tờ rơi, ấn phẩm quảng cáo...
Nếu bước vào bất cứ khách sạn nào của hệ thống Sheraton hoặc Westin ở trên thế giới bạn đều có thể ngửi thấy một mùi duy nhất. Khi bước chân vào cửa khách sạn, khách hàng ngay từ hơi thở đầu tiên đã ngửi thấy một mùi hương gợi liên tưởng tới một điều gì đó thật sang trọng và một sự phục vụ hoàn hảo.
Hãng Sony cũng tạo ra một mùi đặc trưng tỏa ra ở các điểm bán hàng, hoặc trên các giá để hàng trong siêu thị, khách hàng đứng cạnh những sản phẩm của Sony đều cảm thấy hưng phấn dưới sự tác động của một mùi vị tổng hợp.
Hãng L’oreal cũng sử dụng phương pháp marketing bằng mùi vị và thu được kết quả rất khả quan. Trên đường phố, nơi treo những bảng quảng cáo lớn dầu gội đầu L’oreal còn tỏa ra mùi thơm của chính loại shampoo này. Việc marketing mùi vị ngoài trời của L’oreal cũng là một việc chưa có tiền lệ.
Còn ở Ba Lan, để quảng cáo quả bưởi Phần Lan mới nhập, hãng Brown-Forman đã xếp chồng một lượng lớn các quả bưởi thành hình kim tự tháp và phun vào không khí xung quanh mùi bưởi chín, những khách mời đã rất ấn tượng bởi cách quảng cáo này. Hiển nhiên, hình ảnh và mùi vị bưởi Phần Lan chắc chắn sẽ đọng lại rất lâu trong tâm trí họ.
Ngày nay, ở những nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Pháp phân nửa các cửa hàng bán lẻ đều sử dụng hương thơm và hầu hết các chương trình quảng cáo đều có sự hỗ trợ của các loại mùi khác nhau.
Nếu ngửi thấy một hương thơm dễ chịu, mọi người lập tức có cảm giác rằng đây là một sản phẩm có chất lượng cao và hấp dẫn. Không một giác quan nào có thể đem lại ấn tượng mạnh như khứu giác. Những nhãn hiệu có “hương thơm” bao giờ cũng đọng lại trong tâm trí khách hàng lâu hơn và rõ nét hơn. Con người bao giờ cũng cảm nhận mùi vị một cách tự nhiên và với sự tin tưởng cao.
Mùi vị đã trở thành một công cụ quảng cáo không thể thiếu của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Chúng ta có thể tiên đoán trước, trong tương lai chỉ những thương hiệu có “hương thơm” mới thu hút được khách hàng và tìm được chỗ đứng trong thế giới cạnh tranh khốc liệt này.
Đã từ lâu logo (tác động vào thị giác) không còn là thứ duy nhất được các chủ công ty yêu thích dùng làm biểu tượng cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Để tác động vào thị giác, các công ty còn tiếp thị sản phẩm/dịch vụ thông qua các định dạng hình họa của nhãn hiệu, các gam màu sắc bắt mắt của bao bì hay các khẩu hiệu quảng cáo (slogan) độc đáo.
Cùng với thời gian, công việc nêu bật đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ thông qua hình ảnh ngày càng phong phú và có hệ thống. Để thực hiện công việc này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực khác nhau. Trong những quyển sách viết về đề tài này, bạn có thể học được cách thiết kế một logo hoàn hảo, và những điều nên và không nên làm. Bạn có thể tìm thấy cả những lời khuyên về cách thiết kế, sử dụng và phối hợp màu sắc cho các ấn phẩm của công ty, cách sắp đặt cửa hàng và thậm chí là cả cách ăn mặc của các nhân viên bán hàng...
Tất cả những điều này nhằm đạt một mục đích duy nhất là đẩy các khách hàng tiềm năng tiến lại gần các sản phẩm/dịch vụ của bạn như bị thôi miên.
Trong thời gian thực hiện một chiến dịch tổng lực nhằm làm nổi bật sản phẩm/dịch vụ của mình, bạn sẽ thấy doanh số bán hàng đạt mức cao nhất. Việc toàn cầu hóa marketing đã biến mẫu mã, cách đóng gói của các sản phẩm cùng loại trở thành tương tự như nhau trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu biết cách, thì sản phẩm của bạn khi đặt trong các cửa hàng vẫn nổi bật và không thể lẫn vào đâu được. Nhưng có lẽ, chúng ta nên tạm dừng câu chuyện marketing với chủ đề “Nhìn” tại đây.
Nếu chuyển tiếp sang chủ đề marketing với chủ đề “nghe”, thì chắc bạn cũng nhận thấy càng ngày càng nhiều các cửa hàng sử dụng âm nhạc để tạo ra cảm giác dễ chịu và gây hưng phấn cho các khách hàng. Hiển nhiên, về phía khách hàng, họ cũng thích đến những chỗ như vậy và dưới sự tác động của âm thanh, chắc chắn họ sẽ dễ dàng đi đến quyết định mua hàng hơn. Có thể nói, âm nhạc đã làm cho bộ “phanh hãm” những suy tính thiệt hơn của họ bị hỏng. Và cuối cùng, trong thế giới ngày nay, chính marketing với chủ đề “ngửi” mới đang gặt hái những kết quả đáng kinh ngạc.
Marketing bằng mùi vị đã trở thành một công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp muốn tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm/dịch vụ của mình. Một trong những bài viết mới nhất của Martina Lingstroma - một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực marketing thương hiệu – là dành để viết về chủ đề: “Xây dựng một thương hiệu mạnh nhờ vào ảnh hưởng của mùi vị”. Ông cho biết: có tới 75% cảm xúc của chúng ta trong một ngày được khơi gợi thông qua khứu giác chứ không phải thị giác như chúng ta vẫn tưởng trước đây.
Những chuyên gia về marketing thường đánh giá cao những thương hiệu có thể tác động tổng hợp lên cả hai cơ giác quan: thị giác và khứu giác. Khả năng khơi gợi cảm xúc thông qua vô thức bao giờ cũng đọng lại trong trí nhớ mọi người lâu hơn. Mùi vị giống như chất kích thích làm sống lại những trải nghiệm cũ và vì vậy tạo ra một khả năng to lớn cho marketing. Mùi vị có thể trở thành một yếu tố bổ xung cho hình ảnh của thương hiệu và nâng thương hiệu lên một tầm cao mới.
Trong quá khứ, đã có một số công ty, mặc dù chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của mùi vị, nhưng đã làm cho thương hiệu của mình trở nên có “mùi vị” - tức là họ tạo ra một thứ mùi luôn gắn liền với các sản phẩm của mình. Ví dụ, những người sử dụng phấn rôm hương vani, khi ngửi thấy mùi này, họ không những liên tưởng đến sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh mà còn hình dung ra tên của hãng sản xuất.
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã biết cách tạo dựng một cách chuyên nghiệp các thương hiệu có mùi vị đi kèm. Những chuyên gia về “hương thơm” cho thương hiệu giống như các nghệ sĩ, nhiệm vụ của họ là biến các sản phẩm/dịch vụ, các mục tiêu, hình ảnh, vị thế và thậm chí cả lịch sử công ty gắn liền với hai yếu tố: trực giác và hưng phấn. Công việc của họ có thể so sánh với việc sáng tác ra các bản nhạc phim.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, con người có thể “ghi nhớ” được mùi vị sau năm lần hít phải và không như chúng ta vẫn tưởng: mùi vị thường có tác động mạnh hơn hình ảnh.
Bằng phương pháp sử dụng mùi vị, khách hàng sẽ dễ nhận biết và dễ nhớ những sản phẩm/dịch vụ cũng như các công ty sản xuất ra nó. Có thể nói, mùi vị là một nhân tố dùng để nhận biết rất hữu hiệu. Vì vậy, bạn không những nên để “hương thơm” của thương hiệu tỏa ra ở các cửa hàng hay những tụ điểm dùng để tiếp xúc với khách hàng, nơi tổ chức các sự kiện, mà còn nên tẩm nó vào cạc vi-dít, các tờ rơi, ấn phẩm quảng cáo...
Nếu bước vào bất cứ khách sạn nào của hệ thống Sheraton hoặc Westin ở trên thế giới bạn đều có thể ngửi thấy một mùi duy nhất. Khi bước chân vào cửa khách sạn, khách hàng ngay từ hơi thở đầu tiên đã ngửi thấy một mùi hương gợi liên tưởng tới một điều gì đó thật sang trọng và một sự phục vụ hoàn hảo.
Hãng Sony cũng tạo ra một mùi đặc trưng tỏa ra ở các điểm bán hàng, hoặc trên các giá để hàng trong siêu thị, khách hàng đứng cạnh những sản phẩm của Sony đều cảm thấy hưng phấn dưới sự tác động của một mùi vị tổng hợp.
Hãng L’oreal cũng sử dụng phương pháp marketing bằng mùi vị và thu được kết quả rất khả quan. Trên đường phố, nơi treo những bảng quảng cáo lớn dầu gội đầu L’oreal còn tỏa ra mùi thơm của chính loại shampoo này. Việc marketing mùi vị ngoài trời của L’oreal cũng là một việc chưa có tiền lệ.
Còn ở Ba Lan, để quảng cáo quả bưởi Phần Lan mới nhập, hãng Brown-Forman đã xếp chồng một lượng lớn các quả bưởi thành hình kim tự tháp và phun vào không khí xung quanh mùi bưởi chín, những khách mời đã rất ấn tượng bởi cách quảng cáo này. Hiển nhiên, hình ảnh và mùi vị bưởi Phần Lan chắc chắn sẽ đọng lại rất lâu trong tâm trí họ.
Ngày nay, ở những nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Pháp phân nửa các cửa hàng bán lẻ đều sử dụng hương thơm và hầu hết các chương trình quảng cáo đều có sự hỗ trợ của các loại mùi khác nhau.
Nếu ngửi thấy một hương thơm dễ chịu, mọi người lập tức có cảm giác rằng đây là một sản phẩm có chất lượng cao và hấp dẫn. Không một giác quan nào có thể đem lại ấn tượng mạnh như khứu giác. Những nhãn hiệu có “hương thơm” bao giờ cũng đọng lại trong tâm trí khách hàng lâu hơn và rõ nét hơn. Con người bao giờ cũng cảm nhận mùi vị một cách tự nhiên và với sự tin tưởng cao.
Mùi vị đã trở thành một công cụ quảng cáo không thể thiếu của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Chúng ta có thể tiên đoán trước, trong tương lai chỉ những thương hiệu có “hương thơm” mới thu hút được khách hàng và tìm được chỗ đứng trong thế giới cạnh tranh khốc liệt này.
Theo: bwportal
Sưu tầm: Masgroup