Với cơ cấu tuyển dụng bằng hình thức xét tuyến, nhiều giáo viên đành phải bỏ nghề. (Ảnh minh họa) |
[Marketing3k.vn] Dạy hợp đồng nhiều năm với niềm hi vọng một ngày nào đó được đặt chân tới "ngưỡng cửa" biên chế, tuy nhiên do cơ chế tuyển dụng thay đổi khiến không ít giáo viên của tỉnh Hà Nam “suy sụp”, thậm chí là ngậm ngùi bỏ nghề đi làm…công nhân.
Vào những ngày đầu tháng 10, không ít giáo viên của huyện Duy Tiên (Hà Nam) gọi điện cho chúng tôi chia sẻ: “Bao nhiêu năm gắn bó với nghề, cam chịu cảnh dạy hợp đồng để tích thêm điểm kinh nghiệm với hi vọng một ngày nào đó sẽ có cơ hội bước vào ngưỡng cửa biên chế. Tuy nhiên với cơ chế mới đó là “chuộng” bằng cấp hơn kinh nghiệm nên cách cửa vào biên chế đã khép lại. Có lẽ bọn mình phải bỏ nghề mất thôi, chứ cứ theo đuổi dạy hợp đồng thì đến lúc nào mới được thừa nhận”. Lời tâm sự nghẹn ngào ấy đã thôi thúc chúng tôi về huyện Duy Tiên tìm hiểu thực hư.
Đắng cay dạy hợp đồng
Nước mắt lưng tròng, chị T.- một giáo viên vừa nghỉ dạy - bộc bạch: “Để đưa ra quyết định này, mình đã suy nghĩ rất nhiều, chỉ vì một niềm tin, mình đã bám trụ dạy hợp đồng thậm chỉ bỏ những cơ hội chuyển ngành để đi vào công chức. Những có lẽ kinh nghiệm giảng dạy và sự tâm huyết đối với nghề giáo bây giờ là chưa đủ”.
Trước cảnh trớ trêu của người con, bà H. - mẹ chị T tâm sự: “Ngày trước khi con trúng tuyển một lúc 3 trường ĐH, tôi quyết định cho con đi theo nghề sư phạm. Tốt nghiệp ra trường là đã quyết tâm đi dạy hợp đồng để tìm kiếm cơ hội. Nhà không có điều kiện nên cũng thể “chạy chọt” lo cho con được vào biên chế. Thiết nghĩ ngành giáo dục sẽ biết tận dụng những người có năng lực nhưng thật sự…”.
Ở huyện Duy Tiên, ngoài chị T. còn không ít giáo viên khác cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Có người mới bước vào dạy hợp đồng một vài năm, nhưng cũng có người bám trụ ngót đến gần 10 năm.
Một giáo viên đã có thâm niên trong dạy hợp đồng chua xót chia sẻ: “Có những lứa học trò của mình dạy giờ đây có em tốt nghiệp các trường sư phạm ra trường thì lập tức được tiếp nhận vào biên chế. Còn bọn mình thì vẫn ở cảnh… hợp đồng. Không hiểu sao hiện nay nhiều em có thể tốt nghiệp các trường sư phạm loại giỏi, xuất sắc nhiều đến thế. Bọn mình ngày đó có nỗ lực hết mình cũng chỉ may mắn sở hữu được tấm bằng khá. Trong khi địa phương thì lại chuộng bằng cấp nên chắc bọn mình cũng chẳng còn nhiều cơ hội để được công hiến hết mình với nghề”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay nhiều giáo viên dạy hợp đồng khó có cơ hội bộc lộ hết được năng lực. Một phần vì lương giáo viên thuộc đối tượng này rất thấp, phần khác đối với các cuộc thao giảng, cuộc thi giáo viên dạy giỏi… thì họ cũng chẳng có cơ hội được thể hiện.
Cô Ng., một giáo viên thế hệ 8X dù sở hữu tấm bằng khá nhưng cũng không thể chen chân được vào biên chế. Chán nản, cô cùng một số đồng nghiệp cùng cảnh ngộ quyết tâm rời nghề để đến với một công việc khác để hi vọng có thêm thu nhập cho gia đình.
Một trong những nghề mà nhiều giáo viên hợp đồng của tỉnh Hà Nam tìm đến đó là các khu công nghiệp để làm công nhân. Nhưng điều chua chát nhất mà họ phải đối mặt đó là trong hồ sơ lí lịch chỉ được phép thừa nhận trình độ học vấn là 12/12.
“Đối với các khu công nghiệp thì họ chỉ nhận đối tượng tham gia là những người tốt nghiệp THPT, thường thì họ rất “dị ứng” và không chấp nhận đối với những ứng viên tốt nghiệp ĐH đi làm công nhân. Nghĩ cái cảnh tốt nghiệp ĐH hẳn hoi nhưng đành phải ngậm ngùi ghi học vấn 12/12 mà đau đớn nhưng biết làm sao được. Ngành giáo dục không tiếp nhận thì đành phải chấp nhận vậy thôi” - cô giáo Ng. bật khóc chia sẻ.
Tâm huyết… còn cơ hội
Trước việc nhiều giáo viên dạy hợp đồng cho rằng một trong những nguyên nhân ngăn cản họ vào biên chế đó chính là phương thức tuyển dụng hiện nay của tỉnh Hà Nam. Nếu như trước kia những giáo viên chỉ sở hữu được tấm bằng Trung bình Khá hoặc Khá vẫn có cơ hội là do địa phương này tính điểm ưu tiên tịnh tiến đối với thâm niên dạy học. Tuy nhiên năm nay việc tính điểm ưu tiên này chỉ giới hạn tối đa là 30 điểm (ứng với 5 năm công tác) nên những người dạy lâu năm chịu thiệt thòi khá nhiều. Với phương thức như vậy nên những người thuộc thế hệ 7X, 8X trước đây không có cơ hội cạnh tranh với thế hệ 9X bởi các đối tượng này thường tốt nghiệp các trường ĐH với điểm tổng kết rất cao.
Trước những trăn trở của không ít giáo viên, Dân trí đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Văn Khoát, giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam.
Ông Khoát cho biết năm nay Hà Nam tuyển giáo viên theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh đó là trải thảm đỏ đối với những người giỏi về công tác tại tỉnh nhà. Quyết định 19 của UBND tỉnh ưu tiên tuyển thẳng người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và những sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi, bằng xuất sắc của các trường công lập. Rồi khi xét đến bằng cấp thì cũng ưu tiên bằng của ĐH Sư phạm Hà Nội.
Ông Khoát thừa nhận, với phương thức xét tuyển như vậy nên có hiện tượng có em mới ra trường thì đỗ công chức còn ra trường một số năm có thể sẽ không đỗ. Tuy nhiên, những giáo viên đã đi dạy hợp đồng được Sở GD-ĐT khuyến khích mỗi năm công tác được tính 6 điểm nhưng tổng số điểm được tính không quá 30 điểm (số điểm này bằng với số điểm ưu tiên của con thương binh, liệt sĩ...). Khuyến khích này không có trong quy định của Bộ GD-ĐT mà là do chính sách của địa phương, quan tâm đến đội ngũ giáo viên đã đi dạy hợp đồng.
Về vấn đề nhiều giáo viên đi dạy hợp đồng nhiều năm nhưng không có cơ hội vào biên chế, ông Khoát chia sẻ: “Tôi rất băn khoăn về vấn đề này. Nhưng đây cũng là hiện chung của toàn xã hội chứ không phải chỉ có riêng riêng ngành GD-ĐT Hà Nam. Các trường ĐH hiện nay đào tạo cũng rất nhiều, nhiều ngành đào tạo ra sinh viên không có việc làm, không phải riêng ngành giáo dục”.
Cũng theo ông Khoát hiện nay ở tỉnh Hà Nam đang thừa giáo viên bởi số lớp, số học sinh ngày càng giảm. Nếu giảm 1 lớp thì thừa 2 giáo viên. Cấp THCS của Hà Nam đang thừa giáo viên. Năm nay Sở không tuyển một giáo viên THCS nào và tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài năm tới. Đối với cấp THPT thì toàn tỉnh tuyển 350 chỉ tiêu, trong đó số được tuyển thẳng chỉ rơi vào khoảng 50 người. Đối với các chỉ tiêu còn lại được tổ chức xét tuyển tính theo độ dốc từ cao xuống. Với chỉ tiêu không nhiều trong khi số lượng hồ sơ tham gia thì đông nên cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Trước câu hỏi, với phương thức tuyển dụng như hiện nay thì những giáo viên có kinh nghiệm nhưng không có những tấm bằng giỏi, xuất sắc thì hết cơ hội vào biên chế, ông Khoát nhấn mạnh: “Tôi thiết nghĩ những giáo viên nào còn tâm huyết với nghề thì vẫn có cơ hội bởi cơ chế tuyển dụng giáo viên có thể thay đổi. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh để có hướng tuyển dụng tốt hơn”.
Theo Dantri - Nguyễn Hùng
Các bài khác:
- [VGP] Giải pháp đột phá phát triển giáo dục [ĐV] 'Rón rén' giảm tải môn văn [TN] Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh [PY] Giáo viên hãy là một nhà tư vấn tâm lý
- [TP] Hôm qua, hạn chót tuyển sinh NV3: “Giẫm đạp” để tuyển, vì sao? [TT] Tuyển sinh xong lại... đóng cửa ngành - Kỳ 1: Vét cạn thí sinh [VTC] Tuyển sinh: ĐH tặng học bổng nhưng vẫn “trắng” hồ sơ
- [VNN] Đại học LĐXH-Cơ sở Sơn Tây: Mở ngành, nghề đào tạo mới [VTC] Bí mật động trời của trường ĐH Lao động Xã hội
- [LĐ] MIỄN GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN DIỆN CHÍNH SÁCH TẠI ĐH CẦN THƠ: Chỉ thay đổi về mặt hình thức (Thời gian gần đây, nhiều sinh viên (SV) thuộc đối tượng gia đình chính sách đang theo học tại ĐH Cần Thơ phản ánh, kể từ sau tháng 7.2010, họ không được hưởng chế độ miễn, giảm học phí tại trường như những năm trước.)
- [TN] Lập lờ chương trình “cao đẳng thực hành”
- [NLĐ] Chất lượng cao, thu tiền cao!
- [DT] Học và dạy Đại học ở Bỉ (tài liệu tham khảo cho dạy và học)
- [VTC] TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ - HỌC PHÍ CAO 'NGÚT TRỜI' [LĐ] Sính ngoại từ mẫu giáo
- [DT] Bộ GD-ĐT sẽ ban hành điều lệ Ban phụ huynh HS [LĐ] Không quy định mức phí ủng hộ bình quân của cha mẹ học sinh [VnEx] Thu tiền sai quy định, hiệu trưởng bị kiểm điểm
- [DT] Phụ huynh phản đối khi nhà trường cho HS ăn cơm hộp
- [VNN] Học trò vay nặng lãi, lẳng lặng 'xử kín'
- [VB] Du học sinh bị ép bán dâm ở Australia
- [DV] Đoàn hoa hậu làm từ thiện... 1,5 triệu đồng! (không đủ để mua quần áo cho 1 HH nữa là...nực cười)
- [DT] Nobel 2011: 13 gương mặt với 6 lĩnh vực đóng góp cho thế giới
- [TVN] Đôi dòng tưởng nhớ thi sĩ Bùi Giáng
- [VnEx] Phạm Tuyên: ‘Quan trọng là đứng trong lòng quần chúng’