Ảnh: theo Anninhthudo |
[Marketing3k.vn] Cho đến năm 2000, cả nước mới chỉ có 69 trường đại học, mười năm sau vào năm 2011 đã có tới 163 trường và tính đến hôm nay, thêm trường Đại học Thanh Thiếu Niên nữa là 164 trường.
Lạ kỳ, có những tháng như tháng 8-2009 có tới 5 trường đại học ra đời, chỉ trong 2 năm 2006-2007 có thêm 40 trường đại học mới được thành lập. Đó là chưa kể hàng trăm trường cao đẳng nâng cấp từ các trường trung cấp gia nhập thị trường giáo dục. Hiện hầu hết các tỉnh đều có trường đại học, duy mới có Đăk Nông mới tách ra là chưa có trường đại học của mình.
Sự tăng nóng khủng khiếp số lượng trường đại học và cao đẳng đã vượt quá tầm kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước. Báo cáo tổng kết năm 2004 của Bộ GD-ĐT đã thừa nhận: “Khả năng kiểm soát hoạt động của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước rất hạn chế.
Nếu mỗi tuần, Bộ tổ chức thanh tra, kiểm tra 2 trường thì phải mất 3,5 năm mới kiểm tra hết lượt 376 trường”. Còn chất lượng của các trường như báo cáo số 34/CP của Chính phủ trước Quốc hội tháng 4-2010 khẳng định: “Còn tới 20% số trường đại học mới thành lập chưa thực hiện việc xây dựng trường tại địa điểm đăng ký, thiếu giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng, thiếu vốn và các điều kiện để đảm bảo chất lượng”.
Nếu mỗi tuần, Bộ tổ chức thanh tra, kiểm tra 2 trường thì phải mất 3,5 năm mới kiểm tra hết lượt 376 trường”. Còn chất lượng của các trường như báo cáo số 34/CP của Chính phủ trước Quốc hội tháng 4-2010 khẳng định: “Còn tới 20% số trường đại học mới thành lập chưa thực hiện việc xây dựng trường tại địa điểm đăng ký, thiếu giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng, thiếu vốn và các điều kiện để đảm bảo chất lượng”.
Chưa có gì cả, trường đi thuê, thầy đi mướn, giáo trình chắp vá nhưng đã mở hàng chục ngành học trong đó nhiều ngành “hot” và lao vào tuyển sinh. Ngay cả những trường trong mùa tuyển sinh 2011 chỉ đạt 30% chỉ tiêu nhưng vẫn công bố tuyển sinh những ngành học mới. Trong khi đó tất cả các trường đại học ngoài công lập trong tiêu chí hoạt động của mình đều nêu rõ: Trường hoạt động theo phương thức phi lợi nhuận.
Vậy cạnh tranh tuyển sinh làm gì, khuyến mại làm gì? Thật ra ai cũng thấy rõ đó là sự lẫn lộn giữa xã hội hoá giáo dục đại học và kinh doanh giáo dục.
Còn nhớ hơn chục năm trước, có làng còn làm lễ đón người làng tốt nghiệp đại học to như lễ vinh quy bái tổ. Bằng đại học quý lắm. Nó chứng tỏ học vấn, địa vị trong cộng đồng. Còn bây giờ, đơn giản cái bằng chỉ là cái cần câu cơm, cái lợi thế trong xin việc làm, cái phương tiện để rời khỏi luỹ tre làng hội nhập thành phố. Nó không còn đi kèm học vấn nữa. Thế thì còn sôi kinh nấu sử, học đêm học ngày làm gì? Chỉ cần học vừa phải, cái gì mua được thì mua. Sự thay đổi giá trị tấm bằng đại học không chỉ làm xuất hiện nhiều tiêu cực trong quan hệ dạy và học, thầy và trò mà còn dẫn đến sự bùng nổ thị trường giáo dục đại học. Trong đó mặt hàng kinh doanh không là kiến thức mà là tấm bằng đại học. Vì vậy chất lượng giáo dục chỉ là mục tiêu trên giấy còn số lượng người đi học, người bỏ tiền mới là quan trọng. Vì vậy vơ bèo vặt tép cho đủ chỉ tiêu là điều các trường xã hội hóa quan tâm nhất.
Ngay Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận: Mặc dù tất cả các trường ngoài công lập đều công bố hoạt động phi lợi nhuận nhưng cho đến nay, Bộ mới công nhận có một trường duy nhất thực hiện điều đó. Chính vì vậy người ta không ngạc nhiên khi ông Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tuyên bố: “Trong kỳ thi tuyển công chức năm 2011, Nam Định không tuyển thí sinh tốt nghiệp các trường dân lập, tư thục hoặc tốt nghiệp hệ tại chức” (ngày 16-10-2011). Như vậy Nam Định là tỉnh thứ hai sau TP Đà Nẵng không công nhận chất lượng đào tạo của các trường ngoài công lập. Người ta cũng không ngạc nhiên khi Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang có công văn trình Bộ GD-ĐT xin kéo dài thời hạn tuyển sinh đến tháng 12-2011, xin chuyển đổi khối thi, khối đào tạo...
Theo chúng tôi cần công nhận thị trường giáo dục, nghĩa là thừa nhận kinh doanh giáo dục và tấm bằng của trường được thị trường sử dụng nhân lực công nhận đến đâu học phí sinh viên trả sẽ như vậy. Nếu trường chỉ đào tạo người chơi người ta sẽ trả tiền người chơi, nếu trường cung cấp được sinh viên có năng lực, làm việc tốt, được thị trường lao động đánh giá cao, học phí có cao vẫn đông sinh viên theo học. Dĩ nhiên nếu thừa nhận như vậy nhiều trường sẽ phải bỏ các chiêu bài đào tạo nhân lực cho địa phương, cho vùng sâu vùng xa cùng những nhiệm vụ xã hội để tập trung đứng dần vào nhiệm vụ của mình: Nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực nghiên cứu và làm việc của sinh viên sau khi ra trường. Nhưng tôi e khi đó phần nửa số trường ngoài công lập, các trường vùng miền, địa phương sẽ đóng cửa. Thẳng thắn mà nói nếu Bộ GD-ĐT không thả phao, nhiều trường ngoài công lập chắc chắn sẽ đuối nước và đóng cửa do không đủ sinh viên để đào tạo.
Theo Anninhthudo - Trần Việt
Các bài khác:
- [ANTĐ] Thực trạng mùa tuyển sinh - Loạn hệ đào tạo - Cần phải tổ chức lại hệ thống đại học
- [VNN] 'Đầu vào Thị Nở, đầu ra Chí Phèo'
- [VnEx] Hàng loạt ngành học tạm ngưng đào tạo
- [ND] Giải pháp để các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh đủ chỉ tiêu
- [VNN] Hà Nội không nói ‘không’ với tại chức, dân lập
- [TN] Nghề Y và nghề giáo: Nghề cao quý
- [ĐV] Giáo viên mầm non hiếm mà không quý
- [ND] "Cảm ơn" và "xin lỗi" là biểu hiện của ứng xử văn hóa
- [NLĐ] Trường học thân thiện từ... nhà vệ sinh nhưng có [ND] Trường sập, hàng trăm học sinh nghỉ học và [DT] Ám ảnh “làng ma” trong trường học
- [CAND] Trở lại chuyện bé gái 13 tuổi lừa vụ "tỏ tình gây sốc" (bé gái này có tài năng bẩm sinh về tổ chức sự kiện)
- [Bee] Nhà văn Bùi Anh Tấn: Viết nhọc lòng và mệt mỏi lắm!
- [Bee] Gặp "nữ hoàng xẩm"