Nobel kinh tế 2011 thay đổi nhận thức về chính sách tiền tệ?

22/10/110 nhận xét

Thomas Sargent và Christopher Sims, 
chủ nhân giải Nobel kinh tế 2011
[Marketing3k.vn] Thomas Sargent tại Đại học New York và Christopher Sims tại Đại học Princeton, người đã được trao giải thưởng Nobel kinh tế năm 2011 vào ngày 10/10 vừa qua đã mang đến cho thế giới nhiều thay đổi.

Mọi người thường kỳ thị những nhà kinh tế học vĩ mô vì làm hầu hết mọi thứ đều sai, nhưng thực tế ngạc nhiên là họ biết mọi thứ. Các nhà hóa học hay sinh vật học có thể lặp đi lặp lại thí nghiệm tùy ý, có thể thay đổi một yếu tố nào đó để xem phản ứng của nó ra sao. Nhưng kinh tế vĩ mô phải làm nhiều hơn thế. Thomas Sargent tại Đại học New York và Christopher Sims tại Đại học Princeton, người đã được trao giải thưởng Nobel kinh tế vào ngày 10/10 vừa qua đã mang đến cho thế giới nhiều thay đổi.

Thành quả của họ góp phần làm thay đổi tư duy kinh tế vĩ mô trong những năm 1970- 1980. Vào thời điểm đó, chiếm ưu thế là học thuyết của Keynes, dựa trên một mối quan hệ giữa tổng thể các yếu tố kinh tế như lao động và đầu tư. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu phức tạp của Keynes lại là một rào cản cho việc phân tích và đưa ra chính sách. Tiếp đó, Robert Lucas, người giành giải Nobel năm 1995 đã lập luận rằng mô hình này không thể giúp dự báo chính xác về tác động của việc thay đổi chính sách.

Lucas nhấn mạnh những quan hệ cơ bản trong các mô hình này được hình thành bởi chính sách. Ví dụ như, theo giả định, lạm phát không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp. Thay vào đó, người ta điều chỉnh lạm phát kỳ vọng nhằm ứng phó với những thay đổi về chính sách, làm giảm đi tác động của chúng. Điều đó giải thích tại sao các chính sách bất ngờ có thể dẫn đến lạm phát tăng cao và thất nghiệp gia tăng.

Thomas Sargent
Lý thuyết mới về "kỳ vọng hợp lý" phát triển nhằm thay thế các mô hình cũ. Vấn đề là tìm cách để kiểm tra tính đúng đắn của nó. Trong phạm vi học thuyết của Sargent, ý tưởng của ông là xây dựng mô hình cấu trúc của nền kinh tế dựa vào các yếu tố kinh tế vi mô không thay đổi một cách bất ngờ theo chính sách. Những biến số như hành vi người tiêu dùng qua các thời kỳ khác nhau, có thể được sử dụng để đưa ra dự đoán chính xác. Nếu một nhà kinh tế nào đó có thể tạo ra một mô hình như vậy, ông sẽ thí nghiệm để dự đoán về một nền kinh tế có thể phản ứng như thế nào với những thay đổi chính sách trong tương lai.

Sargent là người tiên phong xây dựng mô hình thí nghiệm như vậy. Trong một báo cáo năm 1973, ông đã chỉ ra rằng, mô hình này có thể được sử dụng để phân tích những vấn đề kinh tế vĩ mô, cụ thể là bản chất mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát kỳ vọng. Trong báo cáo năm 1976, ông xây dựng mô hình nền kinh tế Mỹ và đã đặt nền tảng cho những nỗ lực sau đó nghiên cứu các biến động kinh tế tạo ra bởi những cú sốc tiền tệ. Trong một bài báo năm 1981, Neil Wallace sử dụng phương pháp của Sargent trong đó có chi tiết về một số chỉ số tiền tệ "xấu", ông cho rằng chính sách tài chính thiếu thận trọng có thể tạo ra lạm phát bất chấp những nỗ lực của ngân hàng trung ương nhằm siết chặt tiền tệ.

Sims đồng tình với Sargent về việc phản đối các mô hình cũ. Chúng quá "cao siêu" và phức tạp. Để tạo lập một trật tự, họ cần có một cơ sở lý thuyết tốt chỉ ra được biến nào có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Tuy nhiên, lý thuyết không được như mô hình giả định.

Năm 1977, Messrs Sargent và Sims cho rằng các nhà xây dựng mô hình vận dụng quá cứng nhắc các dữ liệu lịch sử. Sims muốn đưa ra dữ liệu chân thực hơn và hạn chế các giả định không chắc chắn. Trong bài viết "Kinh tế vĩ mô và thực tiễn" (1980), Sims đưa ra một cách phân tích dữ liệu kinh tế vĩ mô mới. Đóng góp lớn của ông là xây dựng mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR), trở thành công cụ quan trọng cho các nhà phân tích kinh tế vĩ mô.

Christopher Sims
Phương pháp của Sims có sử dụng một số phương trình liên quan đến giá trị hiện tại của một vài biến (chẳng hạn như sản lượng, lao động và mức giá) và giá trị quá khứ của những biến đó gọi là một "lỗi dự báo".

Ví dụ, GDP hiện nay là chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như việc làm, và lạm phát, và những cú sốc bất ngờ .

Sau đó ông nghiên cứu những cú sốc đó ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô như thế nào. Sims vận dụng lý thuyết để phân tích lỗi dự báo và tìm ra các tác động của những "cú sốc cơ bản". Sims sử dụng thông tin thu thập được về những cú sốc cơ bản để tiến hành phân tích impulse- epsponse (phân tích phản ứng xung lực).

Sau đó, một cú sốc được đưa vào mô hình VAR phân tích. Các ngân hàng trung ương vận dụng phương pháp này để dự đoán tác động của quyết định chính sách tiền tệ. Lý thuyết này khẳng định, nếu tăng lãi suất ngay lập tức sẽ làm giảm sản lượng và sẽ giảm giá dẫn đến sự cân bằng "dần dần". Nhiều người phản đối các biện pháp can thiệp tài chính đối với cuộc khủng hoảng cũng sử dụng mô hình phân tích của Sims.

Mặc dù sau năm 1977, hai học giả này đã tiến hành các nghiên cứu độc lập, nhưng cuối cùng học thuyết của họ lại có giá trị bổ sung rất lớn. Mô hình cấu trúc của Sargent có thể áp dụng cho các giả định trong mô hình VAR của Sims. Và dữ liệu phân tích Sims lại vô cùng hữu ích cho các nhà kinh tế sử dụng mô hình cấu trúc của Sargent.

Cả hai đã nghiên cứu tại tại Đại học Minnesota, nơi tạo ra rất nhiều học thuyết kinh tế vi mô quan trọng. Đoạt giải thưởng Nobel, học thuyết của họ đã làm thay đổi nhận thức về chính sách tiền tệ với các can thiệp thực tiễn đối với những kỳ vọng hợp lý.

Ví dụ, Sargent khi nghiên cứu giai đoạn lạm phát ở mức cao đã nhận thấy rằng kỳ vọng hình thành một cách dần dần chứ không nhanh chóng. Sự thay đổi này tạo ra những công cụ cho những nỗ lực kiềm chế lạm phát những năm 1980. Nó cũng sử dụng rộng rãi trong các ngân hàng trung ương và các nghiên cứu của các nhà kinh tế khác.
Theo VeF - HUNG NINH (THEO ECONOMIST)
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP