Kỹ năng làm giàu: Vận may và số đỏ chỉ tới với những ai đi tìm số đỏ

14/4/140 nhận xét

[Thương HiệuNhững người gặt hái được hơn người thường được cho là may mắn. Sự thật là ai cũng có vận may. Vận may không phân phát cho người giàu, ngay cả những người hưởng lợi từ vận may tình cờ vẫn phải nổ lực. Mục tiêu của bài viết này cho bạn biết:

1. Những người kiếm tìm cơ hội sẽ luôn gặp may; 2.Chẳng bao giờ còn cơ hội hơn cơ hội hiện có trong tay.

Lấy thí dụ hai nông gia có phần đất ở cạnh nhau. Cả hai khu đất đều quý giá vì dưới ấy có mỏ vàng mà chẳng ai trong hai người biết. cả hai đều đọc báo chí tường thuật về việc tìm ra mỏ vàng ở đâu đó trong vùng. Một người quan tâm tìm hiểu, sau đó một nhà địa chất lấy được mẫu vật ở phần đất của ông ta. Còn người kia chẳng màng gì chuyện đó, cho rằng dễ gì mình có vận may – trước sao giờ vẫn thế mà, lấy gì thay đổi số phận? 

Lẽ dĩ nhiên, anh chàng nông dân đã cất công tìm hiểu đã thấy điều mà anh ta tìm kiếm. Ông ta còn nhắm đến khả năng khu đất của ông bạn bên cạnh và đã ngõ ý mua luôn phần đất đó, vốn chẳng tin là minh có vận may, nên anh chàng này chấp thuận ngay. 

Thêm một ví dụ nữa để thấy rằng cơ hội ở khắp nơi, chỉ đợi con ngưới phát hiện ra. Chúng tôi gợi lại chuyện hai chàng trai hàng ngày đi tới sở làm, ngang qua một tiệm video chẳng mấy rom rã. Chủ của tiệm băng này lâu nay chỉ cốt sao kiếm đủ sống và bây giờ quyết định bán quách nó đi. 

Hai anh chàng kia biết rõ công việc làm ăn trì trệ của cơ sở này chứ. Nhưng một trong hai người nhìn thấy cơ hội kiếm lợi từ những mặt mạnh của cơ sở và khắc phục những mặt yếu. Anh ta đã mua cơ sở ấy mà không cần đầu tư thêm vốn, chỉ tiếp sức thêm cho nó hoạt động. Trong vòng ba năm, anh ta đã bán nó, kiếm lời vài trăm triệu như chơi. 

Bà chúa vận may không bao giờ vỗ vai bạn và bảo “tôi đây – và hãy túm lấy tôi đi, tôi là của anh mà”. Chẳng có gì miễn phí trên đời này cả, kể cả vận may, nó luôn đòi hỏi một sự cố gắng nào đó. Những ai đi tìm cơ hội sẽ gặp may – cơ hội và vận may là anh em song sinh

Lý do mà phần lớn người ta không nắm được cơ hội là do sự chần chừ và thiếu khẩn trương. Chúng ta hãy đối diện với nó, sự thường chúng ta hay lưỡng lự và để cơ hội vụt qua hơn là biến cơ hội thành thắng lợi. Phần lớn chúng ta thích yên vị, sợ làm điều gì khiến gây đảo lộn những gì đã cho chúng ta sự nhàn nhã. Chúng ta có thể thấy nhiều cơ hội tốt nhưng chúng quá lớn khiến chúng ta e ngại. Ở đây cần một động lực nào đó thúc giục chúng ta hành động: Có thể nhờ tác động của một cuốn sách gây cảm hứng hay ảnh hưởng của một người thành đạt. nếu không có chút động lực nào, hẳn là chúng ta rất dễ chần chừ. Mà nếu đã chần chừ thì cơ hội sẽ mất. Sự lưỡng lự như tên trộm đánh cấp tương lai của chúng ta

Vì sao có người nhìn thấy cơ hội trong khi người khác lại không?

Ấy chỉ vì người ấy luôn sẵn tìm cơ hội. Nhưng ai sẵn tìm dịp may sẽ thấy nó nằm trong cơ hội. Liệu một người đầu tư vào thị trường và đã làm ra tiền chỉ toàn là do cơ may, còn người không đầu tư gì cả thì bảo rằng mình không có cơ may? Hay anh công nhân hăng say làm việc và được thăng tiến lại cho rằng anh ta gặp cơ may hay sao. Hoặc một người chăm chỉ viết lách và trở thành tác giả của cuốn sách bán chạy nhất thì nói là ông ta gặp hên để đem so sánh với anh chàng chẳng bao giờ bắt đầu lấy một câu chữ. 

Một số người tìm thấy vận may trên sòng bạc hay xổ số nhưng không nhiều lắm. Đấy là loại may mắn nhất thời, mang tính hên xui, cái trò chơi mà sự hên xui luôn chóng lại bạn. Phần may mắn luôn thuộc về những kẻ tổ chức, những kẻ đã thấy trước. 

Vận may và số đỏ sẽ đến với những ai tìm kiếm và nắm bắt cơ hội. Thế giới quanh ta luôn hoạt động và sự thay đổi chưa bao giờ nhanh đến thế - và xem chừng ngày càng nhanh hơn. Chính bước thay đổi nhanh như vậy, đã tạo ra những cơ hội có lợi. Quả là hiện nay có hàng trăm cơ hội kiếm tiền chung quanh chúng ta. 

Peter Drucker, giám đốc điều hành có uy tín trong cộng đồng người hindu, đã nhận ra bảy lĩnh vực chủ yếu của cơ hội: 
  1. Những sự cố bất ngờ 
  2. Lỗ hỏng của thị trường 
  3. Nhu cầu về lợi thế cạnh tranh. 
  4. Những thay đổi về chính sách của chính phủ và các cơ chế đã định 
  5. Những thay đổi về nhân khẩu và dân số 
  6. Lối sống thay đổi và những giá trị biến đổi 
  7. Kiến thức mới và công nghệ
Bảy lĩnh vực chủ yếu của cơ hội:

Những sự cố bất ngờ
Sự kiện bất ngờ có thể là một thiên tai như động đất hay bảo tố. Lúc đó phát sinh nhu cầu tái thiết lớn, rồi việc cung cấp lương thực, thực phẩm và quần áo ….Một sự cố bất ngờ có thể làm cho đối thủ thất bại, tạo cơ hội cho chúng ta nắm bắt thị phần. Nó mở ra thị trường để những nhà doanh nghiệp mới nhảy vào lắp đầy lổ hỏng. Đại hoạ AIDS được coi là cơ hội làm gia tăng đáng kể việc sử dụng bao cao su, với việc đáp ứng nhu cầu ấy đã đem lại lợi nhuận to lớn. Những lỗ thủng của tầng ozon khiến cho những nhà sản xuất và kinh doanh thuốc chóng nắng phát tài.

Lỗ hỏng của thị trường
Nếu thị trường cung cấp không đủ lập tức trở thành cơ hội lấp đầy lỗ hỏng. Lỗ hỏng có thể là do sự độc quyền khiến nhà sản xuất không cung cấp được điều mà chúng ta cần. Cũng có khi do kết quả của sự cạnh tranh giá cả quá căng thẳng. Để minh họa chúng tôi nhớ lại thí dụ về chiến tranh giá cả kéo dài giữa các trạm dịch vụ thay dầu mỡ ô tô. Khi cố gắng hạ giá xăng dầu cho khách hàng thì mỗi thợ máy – không trừ một ai, đang hạ mức lãi suất và cắt giảm các dịch vụ. Một trường hợp ngoại lệ đã nhìn thấy cơ hội, thay vì lao vào sự cạnh tranh anh ta nhận thêm người làm và gia tăng các dịch vụ. Kết quả là anh ta có thêm thị phần và thu thêm lợi tức.

Nhu cầu về lợi thế cạnh tranh trong ngành
Các doanh nghiệp điều mong sao luôn có sự tiến bộ hoặc giảm chi phí hoặc tạo cho sản phẩm dịch vụ của họ có lợi thế hơn đối thủ. Cải tiến là bản chất của cạnh tranh. Điều này tạo ra cơ hội để tìm ra những cách đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới hệ thống. Một khi doanh nghiệp đã có được công nghệ mới, thì các đối thủ của nó cũng có được như thế nếu không muốm bị mất thị phần. Sự thể này tạo ra cơ hội to lớn cho người phát minh công nghệ mới và những ai có khả năng tái tạo hoặc cải tiến nó bằng chính công nghệ của mình.

Những thay đổi về chính sách của chính phủ và các cơ chế đã định
Các thay đổi về chính sách của chính phủ cũng tạo ra được cơ hội. Những thay đổi về các chính sách y tế có thể tạo ra các cơ hội cho các dịch vụ chăm sóc y tế tư nhân. Một thay đổi về chính sách thuế có thể đưa đến sự chuyển đổi vốn từ khu vực này qua khu vực khác, kèm theo việc gia tăng hay cắt giảm hoạt động. Khi chính phủ khuyến khích việc xuất khẩu sẽ tạo ra sự tăng tốc ngành ngoại thương và nhu cầu nắm bắt thị trường nước ngoài, khuyến khích mọi ngành công nghiệp lưu tâm đến việc cải tiến và đào tạo. Sự thể này phát sinh nhu cầu về các trung tâm dạy nghề và những nhà cung cấp nguồn tài liệu. Vì vậy chúng ta luôn theo dõi chặt chẽ chính sách của chính phủ. 

Những biến đổi về nhân khẩu và dân số
Một sự thể hiển nhiên là dân số của chúng ta không còn non trẻ nữa, nhưng mấy ai nhìn cơ họi theo hướng đó? Khi dân số của chúng ta trưởng thành, thì bậc trưởng thượng ngày càng quan trọng. Các quyền lợi và tiện nghi của người cao tuổi trở thành cuộc cách mạng ẩn ý. Điều này có nghĩa là các luật sư, những cố vấn tài chính, nhà hưu dưỡng các phương tiện chăm sóc y tế cho người già, các sản phẩm dành chuyên cho nguời cao tuổi, đang có nhiều cơ hội.

Lối sống thay đổi và những giá trị biến đổi
Việc xuất hiện những gia đình có hai thu nhập tạo ra các cơ hội cho các nhà giữ trẻ nhu cầu chăm sóc con trẻ. Cuộc cách mạng y tế và sức khỏe tạo ra nhiều cơ hội cho các câu lạc bộ sức khỏe, các chuyên gia về dinh dưỡng , những nhà sản xuất quần áo thể dục. Tuy nhiên nó lại tạo ra mối nguy cho các nhà máy bia và các hãng thuốc lá. Phong trào về môi trường đang tạo cơ hội cho những người sản xuất thực phẩm cơ bản, nhà máy xử lý và tái chế rác, cùng toàn bộ các loại rau xanh.

Kiến thức mới và công nghệ
Sự đổi mới tạo ra nhiều cơ hội. Nhìn lại lịch sử ta thấy việc phát minh một công cụ đơn giản như cái cày đã tạo ra những cơ hội to lớn. Cái cày là công cụ rất sớm trong nền văn minh Ai Cập, giúp tạo ra dư thừa thực phẩm, cho phép người dân của nước này làm những công việc khác phi nông nghiệp. Từ đó phát sinh ra cơ cấu xã hội phức tạp hơn đó là thành phần quan lại – việc phát minh ra cái cày đã nảy sinh biết bao vấn nạn! 

Hãy nghĩ về các cơ hội mà máy tính đã tạo ra. Nhiều nền kinh tế đang phát triển được kiến tạo nên nhờ việc sao chép (có khi bất hợp pháp) công nghệ mới nhất này và cung cấp nó cho các nền kinh tế thế giới với giá rẻ nhất. Một thí dụ khác là đầu máy video. Hai mươi năm trước chưa có chiếc nào. Sự gia tăng nhanh đầu máy video đã làm phát sinh tăng tốc những nhà sản xuất và bán lẻ. Đồng xuất hiện lực lượng những ngành công nghiệp phụ như các cơ sở cho thuê video. 

Chính trong bảy lĩnh vực này mà các cơ hội thường xuyên xuất hiện. Mỗi ngày là một loạt các sự cố và mỗi sự cố được xem là một cơ hội. Nếu cánh cửa đóng sầm trước mặt bạn, đừng lo lắng về nó. Còn nhiều cơ hội khác đang chờ bạn phát hiện ra. Hãy nhận ra rằng cái khướt từ chỉ là cái búng nhẹ của đồng tiền được gọi là sự thành công. Cứ búng đồng tiền đủ số lần thì mặt khác sẽ ngửa lên. Điều ấy chẳng có gì là phù phép cả - chỉ là trò chơi những con số. 

Kiên định và lao động là con đường để đến vận may.

Hãy làm quen với sự cự tuyệt. Đừng coi đó là chuyện chỉ có riêng mình phải chịu. Sự khướt từ là điều có lợi, nó giúp bạn nhìn lại chính mình kỹ càng hơn cho đến khi bạn đủ sức. Cái nhìn tích cực nhất là hãy coi sự khướt từ như một bước đi khác trên cầu thang dẫn đến thành công. Người từ chối ý kiến của bạn không phải là họ muốn làm tổn thương bạn mà là muốn giúp bạn và sẵn sàng giới thiệu bạn cho người khác có thể đang cần bạn. 

Hãy nhìn vấn đề theo cách này: “Mỗi câu nói không” đưa bạn tới gần hơn “câu nói thuận”. Nếu bạn bắt đầu mất tin thần, hãy nghĩ về câu chuyện sau đây. Nếu bạn có thể tưởng tượng tới 1009 “câu nói không” để chờ có duy một “ câu nói thuận” lúc ấy bạn đánh giá đúng điều mà Đại tá Sanders (nổi tiếng về món gà quay Kentuckey) đã trải qua. 

Ngày ông ta giải ngũ và nhận ngân phiếu lương hưu đầu tiên, Sanders chẳng có gì ngoài một nhà hàng ăn nhỏ dường như muốn sập tiệm vì xa lộ chính đi theo một lộ trình khác. Vào ngày ấy, ông quyết định thử xem mình có thể kiếm tiền bằng việc bán món gà quay hay không, ông biết là thịt gà của ông ngon vì nhiều năm rồi các khách hàng của ông bảo như vậy. Dự định của ông là cho phép các nhà hàng khác bán món gà quay của ông để ông hưởng thêm hoa hồng. 

Tiệm đầu tiên mà ông tới chào hàng đã cười vào mũi ông và bảo hãy mang món gà của ông rồi biến đi. Đó đâu phải là lần khướt từ duy nhất mà đến 1009 lần như vậy mới kiếm được người thuận làm theo ý định của ông. Bạn có thể tưởng tượng ông ta cảm thấy thế nào sau khi bị 1009 người khướt từ! ông quyết phải thực hiện được ý định của mình và kẻ hưu trí này đã ráng đi tiếp, đến nổi phải ngủ cả trên xe cho đến khi có người chấp thuận. Món Gà Quay Kentcky ra đời. Lịch sử còn cho thấy nhiều tấm gương về lòng kiên trì đã dẫn đến thành công. 

Thực sự bạn có mong người ta nói “thuận” khi bạn đề nghị họ cam kết làm một điều gì không? Bạn cần cho họ được quyền đưa ra lý do vì sao họ không làm theo ý bạn. Phản ứng đầu tiên của 99% người mà bạn nhờ tới đều mang ý tưởng từ chối. 

Trông chờ câu trả lời “không” nhưng đừng bỏ cuộc cho tới khi người đó nói ít nhất 5 lần. Sau mỗi lần khướt từ, hãy ra về và nghĩ cách để tiếp cận họ hiệu quả hơn. Với lần tiếp xúc thứ ba, người ấy hẳn phải thận trọng hơn. Đến lần thứ năm. Họ sẽ nghĩ hẳn bạn phải có điều gì đó đáng xem xét nên bạn mới quyết chí đến thế! 

Bạn đánh giá thế nào về câu, “ Không, thưa ông”? Bao nhiêu lần “không” trước khi bạn bỏ cuộc một, hai, năm, một trăm, một ngàn? Nếu chỉ là một hay hai lần mà bạn đã bỏ cuộc là bạn có vấn đề. Nếu bốn hay năm lần, có thể hiểu được. Mà nếu đến 1009 lần, thế nào bạn cũng thành công. 

Việc bạn đánh giá câu “không, thưa ông” thế nào tuỳ theo khoản mà bạn rao bán. Chúng tôi biết có người rao bán sản phẩm nhưng không tin tưởng. Mà nếu không tin tưởng như vậy thì khi bị khướt từ họ cảm thấy đồng tình với người được mời mua. Vì không tin vào sản phẩm thì làm sao thuyết phục được. Họ thất bại là điều chắc chắn. 

Nếu tâm trí bạn không ở trong sản phẩm làm sao bạn có thể thuyết phục người khác về những lợi ích của nó? Còn nếu bạn thiết tha với sản phẩm, bạn sẽ không xem lời khướt từ kia là một thất bại riêng mà bạn nghĩ rằng người ta chưa thấy được những lợi ích của nó. Vấn đề là thế này, không chỉ tin sản phẩm mà bạn đang rao bán mà phải thực sự tin vào chính mình! Tin như một cậu học trò vậy. Lần sau, khi có cơ hội, bạn nhớ hãy nắm chắc lấy nó!

Nguồn: Trích từ 7 cách làm giàu
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP