Khởi nghiệp thành công không hề khó

11/5/130 nhận xét

[Khởi Nghiệp] Alan thường được các doanh nhân đang trong quá trình tạo dựng công ty cho riêng mình hỏi rằng: Tôi cần những gì để có thể thành công? Tôi có thể nhận được sự giúp đỡ ở đâu? Có các nguồn tài nguyên nào? Ai có thể giúp đỡ và chỉ đường cho tôi?

Và dưới đây là những lời khuyên của ông dành cho những người đang xây dựng kế hoạch hoặc mới bắt đầu khởi nghiệp:

Trước khi bắt tay vào những công việc thực sự để xây dựng cơ nghiệp cho riêng mình, các bạn hãy bỏ ra chút thời gian để xem xét kĩ xem mình có khả năng, sự hứng thú và quyết tâm để trở thành một doanh nhân hay không. Có 12 yếu tố chính làm nên một doanh nhân thành đạt:

1. Theo đuổi ước mơ 

Tất cả các doanh nhân thành đạt đều có một ý tưởng mà họ muốn theo đuổi. Họ tinh mắt nhận ra được cơ hội để giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng. Hãy tự hỏi mình bạn có một ý tưởng hay và giấc mơ để biến ý tưởng thành hiện thực không? Có giấc mơ chính là chiếc chìa khóa vàng, nó là điểm khởi đầu. 

Cũng giống như gieo trồng một hạt giống vậy. Hạt giống nếu như được trồng, tưới nước, bón phân và được nuôi dưỡng đúng cách sẽ có cơ hội nảy mầm.

Nếu như bạn có ý tưởng cho một sản phẩm mới trong đầu và bạn sẵn sàng để thực hiện nó, tôi chỉ khuyên các bạn thêm một điều: hãy đi hết tốc lực và thực hiện nó. Đừng chờ đợi!

2. Chấp nhận sự mạo hiểm

Người chiến thắng hiểu rõ rằng thành lập một doanh nghiệp sẽ gắn liền với những rủi ro như thua lỗ, đánh đổi sức khỏe bản thân hay thậm chí thất bại. Mặc dù sản phẩm có thể được người tiêu dùng đón nhận nhưng bạn vẫn có thể bị đe dọa bởi những rủi rỏ và thách thức khác.

Doanh nhân thành đạt rất sẵn sàng đón nhận những rùi ro cá nhân để đổi lại sự phát triển cho cơ nghiệp của họ. Họ luôn suy tính và phân tích kĩ càng về các hệ quả từ những quyết định của mình.

3. Biết hy sinh

Nếu bạn muốn xây dựng công ty riêng, bạn sẽ phải hy sinh nhiều lợi ích cá nhân. Những sự hy sinh bao gồm thời gian, các mối quan hệ và những cơ hội làm việc khác. Nếu bạn có can đảm chấp nhận những điều này và được sự hỗ trợ từ gia đình, bạn có thể sẵn sàng bước vào cuộc lập nghiệp của mình.

4. Hãy kiên cường

Các doanh nhân vĩ đại không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ ngừng cố gắng. Bằng cách nào đó, họ sẽ luôn tìm cách để vượt qua chướng ngại. Không có gì có thể chặn đường họ đạt được mục tiêu. Đây là một trong những đức tính cần phải có của một doanh nhân.

5. Hiểu ý khách hàng

Bạn phái biết tất cả về khác hàng của mình. Một doanh nhân giỏi sẽ biết khách hàng của anh ta muốn sản phẩm gì,ở đâu, vào thời điểm nào và giá cả bao nhiêu. Luôn luôn "làm bài tập về nhà", thăm dò thị hiếu khách hàng để có thể hiểu rõ hơn về họ. Đó là cách duy nhất tạo cơ hội cho doanh nghiệp của bạn thành công.

6. Bán hàng để tồn tại và phát triển

Phải biết mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm của bạn về giá cả của sản phẩm, sản phẩm được bán ở đâu, tính năng và chế độ bảo hành của nó. Một doanh nhân phải biết tất cả mọi thứ về sản phẩm của mình để có thể thuyết phục và giữ chân khách hàng.

7. Chăm sóc khách hàng

Phải biết trân trọng khách hàng và làm hài lòng họ. Các doanh nhân thành đạt bỏ ra hàng giờ để tìm mọi cách chiếm lấy cảm tình của khách hàng để từ đó có thể duy trì và cải thiện doanh số.

8. Dùng người hiệu quả

Hãy biết cách chọn và thuê đúng người, huấn luyện, động viên, tặng thưởng cho các nhân viên làm việc hiệu quả. Mặc dù không muốn, nhưng có những lúc bạn cần loại bỏ những nhân viên làm việc không chăm chỉ để dữ lại những người làm việc tốt và mang lại năng suất cao cho công ty.

9. Trân trọng nhân viên

Bạn phải tìm cách để khiến nhân viên yêu thích và tận tụy với công việc của họ. Những doanh nhân nổi tiếng thực hiện rất tốt vai trò của một người chăn cừu chăm sóc cho đàn cừu của anh ta. "Người chăn cừu" này luôn phải tử tế, trân trọng, luôn khuyến khích và trợ giúp nhân viên của mình.

10. Tạo nên không khí tích cực trong công ty

Hãy để những giá trị triết lí, biểu hiện tích cực của bạn làm nền tảng xây dựng nên văn hóa của toàn công ty. Làm được thế sẽ giúp bạn nhiều trong việc thúc đẩy và động viên nhân viên của bạn.

11. Tham khảo những người dày dặn kinh nghiệm

Bạn nên tìm những người đi trước và nhờ họ dẫn dắt và chỉ bảo cho mình bởi vì những "đàn anh" này là những người có nhiều kinh nghiệm hữu ích trên thương trường.

12. Giao tiếp thường xuyên

Thường xuyên nói chuyện và trao đổi với nhân viên, các nhà đầu tư, nhà cung cấp và khách hàng của công ty để có một tầm nhìn bao quát về những gì đang xảy ra trong công việc kinh doanh của bạn.

Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh, Alan Hall đã đạt được nhiều thành công, nhưng trên hết, cũng nếm trải qua nhiều thất bại. Để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình, bạn cần phải có can đảm. Nó sẽ ngốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, sự tập trung cao độ nhưng lại chẳng hưa hẹn một thành công nhất định.

Câu hỏi ông đặt ra cho các bạn là bạn đã sẵn sàng cho những rủi ro tài chính chưa? Bạn có thể chịu đựng stress không? Nếu như bạn sợ các rủi ro, bước chân vào lĩnh vực kinh doanh không phải là hướng đi đúng cho bạn. Ngược lại, nếu bạn đã sẵn sàng nhận lấy sự mạo hiểm và có nhiều hoài bão, bạn sẽ tìm được niềm vui trong hành trình tạo lập doanh nghiệp của riêng mình.

------------

Alan E. Hall là doanh nhân, nhà đầu tư, tác giả và là một mạnh thường quân.

Ông đã sáng lập Grow America, một tổ chức giúp đỡ những bạn trẻ mới lập nghiệp trên toàn thế giới. Với bằng thạc sĩ và kinh nghiệm 40 năm làm CEO, ông đã thành lập 10 công ty, trong đó có 4 công ty thất bại.

Hiện tại ông có 60 dự án đầu tư vào các công ty mới thành lập. Với bề dạy kinh nghiệm trên thương trường, ông thường hay viết những bài báo về lãnh đạo doanh nghiệp bởi ông có một khát vọng to lớn trong việc xây dựng và huấn luyện thế hệ trẻ để trở thành lãnh đạo xuất sắc.

Theo Phương Dung the Forbes- Nguồn: DNSG

Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP