[Tài chính marketing] Mặc dù lạm phát đã được kìm chế với chỉ số lạm phát giảm còn 5% trong tháng 7 từ mức đỉnh điểm 23% của năm 2011, nhưng nhu cầu yếu đã khiến ngành sản xuất tiếp tục chậm lại. Điều này góp phần để HSBC dự báo sẽ có thêm đợt cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Cần nhiều cải cách
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất đang phải đối mặt với tình hình nhu cầu nội địa giảm sút. Ngay cả các cường quốc trên thế giới (như Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Trung Quốc) vẫn đang phải trông cậy vào các nhà chính sách tiền tệ để nới lỏng và thúc đẩy chi tiêu. Tuy nhiên, tiêu dùng vẫn còn đang rất trì trệ, và rất cần thiết có các biện pháp cải cách về cấu trúc nhằm giải quyết các vấn đề cố hữu trong nền kinh tế. Quá trình này sẽ cần rất nhiều thời gian để hoàn thành, do việc tái cấu trúc một hệ thống kinh tế sẽ gặp nhiều thử thách về chính trị và phức tạp về phương pháp thực hiện.
Các nhà làm chính sách Việt Nam cho biết họ sẵn sàng thực hiện các động thái cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Có một số biện pháp đã được áp dụng từ năm ngoái nhằm thắt chặt tín dụng và kìm hãm nhu cầu. Lạm phát đã giảm từ mức đỉnh điểm 23% trong tháng 8.2011 xuống còn 5% trong tháng 7 năm nay. Thêm vào đó, cán cân thương mại của bảy tháng đầu năm cũng thu hẹp chỉ còn 58 triệu USD, một mức giảm đáng kể so với con số 6 tỷ USD cùng kỳ năm 2011. Tiền đồng Việt Nam cũng khá ổn định kể từ đầu năm. Hơn nữa, nguồn dự trữ ngoại hối cũng tăng lên nhờ vào thâm hụt thương mại đã được cải thiện và nguồn vốn FDI được giải ngân dồi dào. Chính phủ cũng vừa thông qua một số nghị quyết nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề cần được giải quyết. Tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp (dưới 1% tính đến thời điểm hiện tại) cho thấy nhu cầu trong và ngoài nước xuống thấp – một dấu hiệu thể hiện sự yếu kém về cơ cấu. Từ nửa sau những năm 2000, tỉ lệ nợ vay trên vốn tự có của nền kinh tế đã tăng cao và rất nhiều khoản đầu tư được đổ vào các lĩnh vực kém hiệu quả. Các biện pháp thắt chặt tín dụng bộc lộ sự quá phụ thuộc vào tín dụng để duy trì tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Đây chính là một chiến lược thiếu tính bền vững do phương thức này làm tăng rủi ro hệ thống và góp phần làm gia tăng áp lực lạm phát. Nhưng cùng lúc, động thái thắt chặt này cũng phản ánh cam kết của Chính phủ trong việc tháo gỡ các vấn đề về nợ xấu trong hệ thống. Tỷ lệ tín dụng trên GDP giảm từ mức 121% trong năm 2010 xuống còn 108% trong năm 2011 (nhưng con số này vẫn còn rất cao so với 48% trong năm 2003). Quá trình cắt giảm nợ sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.
Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhu cầu nội địa giảm sút và tăng trưởng toàn cầu đang khá yếu. Chỉ số PMI của HSBC trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm bắt đầu vào tháng 4.2011. Tình hình này cho thấy người tiêu dùng không sẵn lòng chi tiêu, do cả hai yếu tố nợ cao và triển vọng tăng trưởng thấp. Hành vi chi tiêu của người dân và cả doanh nghiệp đang ngày một cẩn trọng cộng với lạm phát giảm dần cho thấy Ngân hàng Nhà nước sẽ còn tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng trong thời gian tới.
Một quá trình gian nan
Nhu cầu quá ít
Tiếp theo chu kỳ thắt chặt tín dụng đã được thực hiện trong năm trước, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm 500 điểm ở hầu hết các mức lãi suất cơ bản (lãi suất thị trường mở OMO đã giảm 600 điểm) từ đầu năm 2012 nhằm thúc đẩy nhu cầu yếu kém trong nước. Tuy nhiên, động thái này vẫn chưa tác động lên chi tiêu do người tiêu dùng và các doanh nghiệp vẫn đang nặng gánh nợ nần hoặc khá cẩn trọng về viễn cảnh của nền kinh tế. Chỉ số PMI của HSBC trong tháng 7 phản ánh tình hình này khi giảm từ mức 46,6 điểm trong tháng 6 xuống 43,5 điểm trong tháng này. Đây hiện là mức giảm thấp nhất kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát PMI vào tháng 4.2011. Ngành sản xuất chiếm khoảng 26% GDP của Việt Nam. Chỉ số PMI dưới 50 điểm cho thấy sự sút giảm so với tháng trước.
Biểu đồ 1 cho thấy lượng đơn đặt hàng mới và lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử khảo sát. Do vậy, Việt Nam không những chịu ảnh hưởng từ nhu cầu cẩn trọng tại thị trường nội địa mà còn do nhu cầu hàng hoá xuất khẩu sang các thị trường châu Âu và Trung Quốc sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, các nhà quản lý cho rằng vấn đề đáng lo ngại nhất vẫn là sự cẩn trọng trong chi tiêu của người tiêu dùng. Mặt khác, thiếu nhu cầu cộng với giá cả hàng hóa xuống thấp khiến giá cả đầu vào giảm theo. Điều này góp phần làm giảm gánh nặng về chi phí cho các công ty. Bên cạnh đó, giá cả đầu ra cũng giảm đi do chi phí thấp hơn cũng như tính cạnh tranh ngày càng tăng giữa các doanh nghiệp, cho thấy các áp lực lạm phát chung đang nhẹ dần.
Các công ty sản xuất cũng như các đối tác của họ đều đang cắt giảm chi phí, hình thành quan điểm cẩn trọng hơn trong chi tiêu. Biểu đồ 3 thể hiện động thái cắt giảm việc làm và số lượng hàng hóa mua vào cho thấy các doanh nghiệp đang lo ngại rằng nhu cầu sẽ không thể phục hồi trong thời gian ngắn hạn. Tồn kho hàng mua cũng giảm đi đáng kể. Cùng lúc đó, giảm tồn kho hàng hoá cũng vẽ nên một bức tranh tương lai không mấy khả quan của các nhà quản lý. Các chỉ số thương mại yếu kém cho thấy sự sụt giảm về nhu cầu trong và ngoài nước. Ngành xuất khẩu tăng 3,8% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số liệu của tháng 6 là 14,3% (con số tổng kết bảy tháng đầu năm giảm còn 19,9% trong khi là 23,4% trong tháng 6). Sau khi điều chỉnh các yếu tố theo mùa, chỉ số trong tháng 7 đánh dấu tháng thứ hai sụt giảm liên tiếp trên cơ sở so sánh theo từng tháng. Xét về xu hướng, ngành xuất khẩu có chiều hướng sút giảm mạnh do sự giảm sút các mặt hàng thủy hải sản, cao su, linh kiện máy vi tính, hàng điện tử, than và trà. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu giảm xuống từ thị trường châu Âu và Trung Quốc.
Nhập khẩu cũng xuống thấp từ 13,6% trong tháng 6 còn 9% trong tháng 7 nếu so sánh với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi được điều chỉnh các yếu tố theo mùa, ngành nhập khẩu giảm xuống 3,7% theo tháng từ mức giảm 0,5% trong tháng 6 dẫn dắt bởi các mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu may mặc, nhựa, sợi, xe hơi, xe máy, thép, lúa mì và sữa. Tình hình đó cho thấy không chỉ riêng các mặt hàng tiêu dùng đang sụt giảm mà các nguyên vật liệu sử dụng cho việc sản xuất giày dép và may mặc cũng đang giảm xuống. Với tình hình suy thoái hiện tại ở khu vực đồng tiền chung châu Âu và kinh tế Mỹ đang đi xuống, nhu cầu hàng xuất khẩu Việt Nam trong tương lai sẽ tiếp tục suy yếu. Chúng tôi điều chỉnh dự báo về tăng trưởng xuất khẩu xuống 13,7% từ mức 16,6% cho năm 2012 và tăng trưởng nhập khẩu xuống 6,5% từ mức 12,3% trước đó. Thâm hụt thương mại trong năm nay dự đoán sẽ là 3,5 tỷ USD (giảm so với mức dự đoán 6,4 tỷ USD). Điều này cho thấy mặc dù Chính phủ đang tăng cường các biện pháp nới lỏng để kích thích tiêu dùng cho đến hết năm 2012, nhu cầu sẽ chỉ được cải thiện dần dần trong thời gian tới.
Con đường phía trước có dễ dàng hơn?
Sẽ dễ dàng hơn nhưng cũng khó có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu. Lạm phát toàn phần đã chậm lại từ mức 6,9% trong tháng 6 xuống còn 5,3%. Tính cả yếu tố điều chỉnh mùa vụ, giá cả đã tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước sau khi đã giảm 0,1% trong tháng 6. Hầu hết sự suy giảm chỉ số lạm phát toàn phần đều do giá cả thực phẩm đã giảm từ 6,3% trong tháng trước còn 3,6% trong tháng 7 nếu so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cả thực phẩm của tháng 7 đã giảm 0,5% so với tháng 6 từ mức 0,2% trong tháng 6 so với tháng trước đó. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tháng 7 sau khi loại bỏ giá cả thực phẩm và năng lượng vẫn còn cao ở mức 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái (trong khi tháng 6 là 8,3%). Xét về mặt liên tục, lạm phát cơ bản đã tăng 0,6% so với tháng trước trong khi số liệu tháng 6 là 0,2%.
Thực tế, lạm phát toàn phần đang chậm lại và sẽ tiếp tục giảm nữa trong những tháng tới nhờ vào lãi suất thuận lợi cũng như nhu cầu thấp. Điều này tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất thêm nữa (chúng tôi hy vọng việc cắt giảm thêm 1% lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất huy động sẽ được thông báo sớm). Lãi suất thông qua thị trường mở OMO cũng đã giảm 600 điểm từ mức 14% xuống còn 8% đến hết năm 2011. 1% lãi suất sẽ có thể được cắt giảm thêm nữa trong thời gian tới vì tăng trưởng kinh tế vẫn yếu và lạm phát cơ bản sẽ giảm xuống đáy khoảng 7%. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm có thông tin về việc cắt giảm thêm 1% lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất huy động trong thời gian gần.
Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất này cũng khó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo rằng họ sẽ nỗ lực nhiều hơn để bơm tín dụng vào nền kinh tế từ giờ cho đến cuối năm. Các cá nhân và doanh nghiệp đang thông qua quá trình cắt giảm nợ và họ không muốn vay thêm các khoản nợ hay khó có thể tiếp cận vốn vay vì thiếu các tài sản thế chấp đạt chất lượng cao hoặc đang ở trong tình trạng mắc nợ trầm trọng. Điều này có nghĩa rằng nếu các ngân hàng sạch tiền (những ngân hàng nhỏ thông thường là những ngân hàng hay gặp vấn đề về thanh khoản) có thể sẽ khó mở rộng bảng cân đối kế toán. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo rằng trần lãi suất huy động sẽ xuống dưới mức 8% (hiện tại đang là 9%) để buộc các ngân hàng cắt giảm lãi suất cho vay (hiện tại đang là 15%). Ngân hàng nhà nước cũng sẽ có thể sử dụng các biện pháp hành chính để thuyết phục các ngân hàng cắt giảm lãi suất cho vay.
Một gói kích thích kinh tế tương tự như gói đã thực hiện vào năm 2009 khó có thể được sử dụng lại. Lý do thứ nhất, lạm phát cao trong năm 2011 đã làm cho tín dụng không còn là một giải pháp hấp dẫn, đặc biệt khi đa số tín dụng đều được rót vào những lĩnh vực kém hiệu quả. Lý do nữa là các biện pháp kích thích tài chính cho nền kinh tế thông qua chi tiêu Chính phủ đã không còn hấp dẫn khi các nhà làm chính sách vừa mới đây thông báo một chiến lược mới nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách cũng như nhằm tăng cường hiệu quả của đầu tư công. Tuy nhiên, trong khi đây có thể là một sự thay đổi đầy đau khổ để nuốt trôi tỷ lệ tăng trưởng không theo khuynh hướng trong một thời gian nhưng Việt Nam đang đi đúng hướng khiđã cắt giảm nợ và áp dụng những biện phát thúc đẩy năng suất mà sẽ đưa nền kinh tế quay trở lại đà tăng trưởng nhanh.
Theo DĐDN (Hoài Anh)
Các bài khác:
- [VnEc] ANZ: Việt Nam có thể tiếp tục nới lỏng tiền tệ - [VnEc] HSBC quan ngại tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam
- [VnEx] TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nền kinh tế đang như người ốm’ - [SGTT] Loanh quanh giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp - [Biz] Giải cứu doanh nghiệp: Đâu là điểm nút? - [DĐDN] Lãi suất và hàng tồn kho vẫn làm khó doanh nghiệp - [PLTP] 20% doanh nghiệp thép có thể phá sản - [VnEc] Ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp: “Vẫn là lý thuyết” - [TVN] Giải pháp của TS Alan Phan: 'Hãy để chúng chết đi'
- [TVN] Chính phủ sau một năm ra mắt: Còn nhiều việc phải làm - [DĐDN] Thủ tướng yêu cầu công khai nợ xấu - [LĐ] Quyết liệt xử lý 2 điểm nghẽn: Nợ xấu - hàng tồn kho - [VeF] Lạm phát giảm chỉ tạm thời - [VeF] Nợ công trong 15 năm tới: Xu hướng tăng cao - [VeF] Tái cơ cấu DNNN: Mò mẫm - [VeF] Lạm phát 20% mới sửa thuế TNCN: Thiệt cho dân?
- [VeF] 'Loạn' mô hình tổ chức các ngân hàng - [VeF] Tái cấu trúc DN: Cách mạng quy trình, công nghệ, con người - [VeF] DN Việt cần thoát khỏi nồi 'lẩu thập cẩm'
- [VeF] Bơm tiền gỡ nợ xấu không cứu nổi BĐS