[Kinh Tế Việt Nam] Chính phủ Việt Nam đang bị đặt dưới áp lực rất lớn để tìm ra những giải pháp nhằm giảm vòng xoáy nợ xấu. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng vấn đề nợ nần đang xâm nhập toàn khu vực châu Á, Wall Street Journal nhận định.
Giống như nhiều quốc gia châu Á khác, chính phủ Việt Nam đã đổ rất nhiều tiền vào các gói kích thích tăng trưởng nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09. Hiện nay số lượng người vay nợ gặp khó khăn trong việc thanh toán ngày một gia tăng, đặc biệt là khu vực bất động sản. Thêm vào đó là những lo ngại về sự ổn định của cả nền kinh tế.
Tuần trước, thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình báo cáo trước Quốc hội, tổng số nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam đang ở mức 10%, tăng so với 6% vào cuối năm ngoái và dưới 3% vào năm 2008. Ông cho biết, chính phủ có kế hoạch thành lập một công ty quản lý tài sản với số vốn 100 nghìn tỷ đồng (4,8 tỷ USD) để giải quyết tình trạng này.
Bộ tài chính cũng cho biết, các doanh nghiệp nhà nước hiện không có khả năng thanh toán 20- 30% tổng số nợ ngân hàng trị giá 415 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó tổng số nợ xấu tại các ngân hàng hiện lên tới con số 280 nghìn tỷ đồng, tương đương với 11% GDP cả nước.
Một số nhà phân tích cho biết, những vấn đề của Việt Nam là hiếm gặp đối với nền kinh tế Đông Nam Á từng một thời rất "hot" này. GDP Việt Nam giảm xuống còn 4% trong quý đầu tiên năm nay so với mức trung bình 7,7% từ 2003- 2008. Không giống các nước châu Á khác, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong thời gian gần đây đã tạo sức ép lên đồng tiền nội địa và khiến cho tình hình thêm bất ổn.
Một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước- kiểm soát đến 40% doanh thu của nền kinh tế nhưng lại hoạt động rất bấp bênh. Chính sách tín dụng nới lỏng đã khiến cho tỷ lệ lạm phát vọt lên 20% vào năm ngoái- mức quá cao so với khu vực châu Á.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế vẫn tin tưởng Việt Nam đang thực hiện các bước đi cần thiết để kiểm soát tình hình.
Trong năm qua, chính phủ cam kết sẽ cải tổ lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước đồng thời thắt chặt tín dụng. Điều này đã kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức 8%. Tăng trưởng nợ ở mức 10,9%m thấp hơn rất nhiều mức trung bình 35% từ 2006- 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ tín dụng so với GDP lại vọt lên 125% so với 71% trước đó.
Mới đây thôi, chính phủ Việt Nam đã vài lần cắt giảm tỷ lệ lãi suất nhằm giúp cho một số người vay có thể giải quyết được phần nào vấn đề nợ nần của mình.
Ông Guy Stear, người đứng đầu Société Générale tại châu Á cho biết, Việt Nam đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, diễn biến của tình trạng nợ xấu có thể báo trước những dấu hiệu xấu tại những quốc gia khác trong khu vực. Cả châu Á đang xoay xở thoát khỏi vòng xoáy nợ ngân hàng và hiện các khoản nợ khó đòi đang duy trì ở mức thấp (theo chu kỳ). Nhưng khoảng 2 năm tới, tỷ lệ này sẽ gia tăng.
Nhiều người lo ngại rằng, nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước tình trạng rối bời tại châu Âu. Nhu cầu xuất khẩu đối với hàng hóa Việt Nam giảm mạnh và do đó cũng khiến cho Việt Nam khó khăn hơn trong việc giải quyết thực trạng nợ xấu.
Những nỗ lực của các nhà điều hành kinh tế trước đó dường như đã chưa mang lại nhiều hiệu quả.
Trong một phát biểu hồi tuần trước, chính phủ cho biết, giải quyết tình trạng nợ xấu hiện là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác cải cách hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước vừa đưa ra sáng kiến thành lập một công ty quản lý tài sản để giải quyết tình hình, nhất là trong khu vực bất động sản. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia tài chính.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác trong đó có ông Christian de Guzman, chuyên gia phân tích của Moody thì lại đặt ra câu hỏi rằng liệu chiến lược đối phó với nợ xấu của Việt Nam liệu có thể thành công khi mà lượng vốn dành cho công ty quản lý nợ còn rất khiêm tốn.
Vấn đề nợ xấu của Việt Nam một phần bắt nguồn từ sự lấn át thái quá của các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều trong số đó rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính khi chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mà họ không có kinh nghiệm và chuyên môn. Tín dụng quá mức cũng khiến góp phần vào thực trạng bong bóng bất động sản những năm gần đây.
Ông Nguyến Đức Thành, trung tâm nghiên cứu chính sách và kinh tế Việt Nam cho biết, tình hình hiện nay là rất nghiêm trọng, nhưng không phải mọi khoản nợ xấu đều không thể giải quyết.
"Tôi dự đoán, trong giai đoạn 2012- 2015, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và ngân hàng cũng có thể giải quyết được những vấn đề của mình khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn", ông cho biết.
Theo WSJ - Hung Ninh (VeF)
Các bài khác:
- [VnEc] Nợ xấu ngân hàng: Tập đoàn không phải nguyên nhân chính - [VnEc] Phó thủ tướng: Sẽ nâng cao mức tăng dư nợ tín dụng - [VnEx] Phó thủ tướng: 'Kinh tế đã qua thời khắc khó khăn nhất
- [VnEx] Việt Nam cần 7 tỷ USD nếu thanh lọc nợ xấu kiểu Mỹ [VeF] Chỉ cần 20.000 tỷ đồng xử lý nợ xấu ngân hàng - [PetroTimes] Mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường - [NĐT] Giải bài toán nợ “khủng” của các tập đoàn kinh tế
- [SGGP] Nghịch lý: Doanh nghiệp Nhà nước thất thoát, bộ quản lý vô can!
- [SGTimes] Ít doanh nghiệp muốn vay gói 30.000 tỉ đồng của TPHCM
- [TVN] ĐHQG Hà Nội: 8 năm nữa, có lọt top "200" (II)?
- [VnEx] Bầu Đức đi thi 'bản lĩnh doanh nhân' thế giới
- [TBKD] Mỹ ngấp nghé khủng hoảng - [VeF] Kinh tế Mỹ khủng hoảng vì sinh viên