Theo TS Võ Văn Sen, hiệu trưởng trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chúng ta đã không nhận thức đầy đủ về vai trò của đội ngũ nhà giáo và đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Ảnh minh hoạ Ảnh: Lê Hồng Thái |
[Marketing3k.vn] “Tôi chưa hình dung được chiến lược nhằm tạo môi trường, chính sách và điều kiện để các nhà trường phát triển hay là để giải quyết những vấn đề cụ thể đang đặt ra của nền giáo dục”. Đó là ý kiến của PGS.TS Phan Thanh Bình, hiệu trưởng đại học Quốc gia TP.HCM.
Ý kiến trên của PGS.TS Phan Thanh Bình được trình bày tại hội nghị góp ý cho dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 vào sáng 4.10, với sự tham dự của gần 200 đại biểu bao gồm hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông và trung học cơ sở, trường tiểu học và mầm non tại TP.HCM. Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận và chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân chủ trì hội nghị.
Trong 19 ý kiến phát biểu đóng góp cho dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, chỉ có ba ý kiến đề cập đến các bậc học mầm non và giáo dục phổ thông. Hiệu trưởng một trường đại học tư thục cho rằng, chiến lược này rất khó khả thi vì thời gian thực hiện quá ngắn.
Từ đầu tư cho con người
Nói đến chiến lược phát triển giáo dục không thể không có chiến lược đầu tư cho con người. Tất cả các ý kiến phát biểu sáng 4.10 đều nhấn mạnh đến yếu tố đầu tư cho con người. Đặc biệt là cho đội ngũ thầy cô giáo. Ông Nguyễn Bác Dụng – hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa cho biết, chiến lược phải đặt mục tiêu quan trọng nhất là con người. Mặc dù chúng ta đặt mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng mỗi cá nhân để phát triển kinh tế – xã hội nhưng đội ngũ nhân tài cho giáo dục vẫn còn rất hạn chế. Ông đề nghị phải xây dựng một kế hoạch cụ thể về thu dụng người tài để phục vụ cho chiến lược phát triển giáo dục, trong đó có lộ trình phát triển đội ngũ nhà giáo, chính sách đãi ngộ nhà giáo và nhà trường, thu hút học sinh giỏi vào các trường sư phạm… Cùng quan điểm này, TS Võ Văn Sen – hiệu trưởng trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, phát biểu: “Chúng ta đã không nhận thức đầy đủ về vai trò của đội ngũ nhà giáo và đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục”. Ông Sen ví von, phong trào toàn dân du học là một may mắn cho đất nước, bởi vì nhân dân rất khôn ngoan khi đầu tư vào việc này. Nhưng cho đến nay, hầu như Nhà nước chưa nắm bắt được gì từ những thành phần học sinh này, cả đầu vào lẫn đầu ra.
TS Huỳnh Công Minh, nguyên giám đốc sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM, đề nghị thành lập một hội đồng quốc gia giáo dục có quyền lực, để trên cơ sở đó phân bổ nguồn lực con người cho hiệu quả. TS Hồ Thanh Phong – hiệu trưởng trường đại học Quốc tế cũng đề xuất chiến lược nên ưu tiên phát triển đội ngũ nhà giáo, bên cạnh sự quan tâm đến vai trò của người học. Đặc biệt là xây dựng kế hoạch đổi mới các nhà trường sư phạm và chính sách ưu tiên cho các ngành khoa học cơ bản.
Đến đầu tư tài chính
PGS.TS Phan Thanh Bình nhận xét, chiến lược được xây dựng nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc XI, nhưng bản dự thảo chưa đủ để đáp ứng được các yêu cầu. Theo ông Bình, việc gộp chung cả giáo dục đại học và giáo dục phổ thông trong bản dự thảo là không phù hợp, vì mỗi khu vực có những đặc thù riêng và mục tiêu giáo dục cũng khác. Trong những ngổn ngang của giáo dục hiện nay (không chỉ riêng Việt Nam), bản dự thảo không thể hiện được vị trí giáo dục nước ta đang ở đâu trong tương quan với các nước khác, và đến năm 2020 chúng ta sẽ phát triển đến đâu.
“Tôi chưa hình dung được chiến lược là để tạo môi trường, chính sách và điều kiện để các nhà trường phát triển hay là để giải quyết những vấn đề cụ thể đang đặt ra của nền giáo dục”, ông Bình nhấn mạnh. Nền giáo dục hiện đại rất khác so với trước đây, đã xuất hiện sự cạnh tranh quyết liệt. Nước ta đã có trường đại học với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, chính sách Nhà nước chuẩn bị như thế nào cho sự cạnh tranh giáo dục cũng chưa thấy đề cập. Theo ông Bình, vấn đề tài chính cho đại học đặt ra yêu cầu không còn là giải pháp nữa mà phải là chiến lược tài chính cho giáo dục đại học, từ huy động nguồn lực như thế nào, các mô hình tài chính nào cho đại học cho đến hoàn thiện chương trình đào tạo.
Nhiều vị hiệu trưởng đại học nêu quan điểm cần làm rõ triết lý giáo dục, đặc biệt là khu vực đại học. Theo TS Mai Hồng Quỳ – hiệu trưởng trường đại học Luật TP.HCM, giáo dục đại học hiện nay phải xác định chọn hướng phổ cập đại học cho người dân hay là xây dựng đại học chuyên sâu bên cạnh đào tạo nguồn lực lao động, từ đó mới xác định đầu tư nhà nước cho đối tượng nào. Bà Quỳ cũng cho rằng nên xem lại “triết lý đầu tư”, nếu đầu tư trường mũi nhọn có chiều sâu, đẳng cấp, tại sao nhiều trường có sẵn bề dày nghiên cứu lại không đầu tư phát triển mà đi thành lập nhiều trường mới rất tốn kém? “Có những ngành học Nhà nước cần phải đầu tư dù rất ít người học. Bởi vì, nếu nhà trường không nuôi thì các ngành đó sẽ chết”.
Nhiều đại biểu nhận xét, các giải pháp đề ra trong chiến lược là tốt nhưng cần phân biệt các nhóm giải pháp cho từng cấp học, vì đổi mới nội dung chương trình phổ thông khác đổi mới chương trình đại học, phương pháp giảng dạy và đào tạo thầy giáo cũng khác. TS Võ Văn Sen đề xuất chiến lược nên có nội dung xây dựng một số thành phố lớn như các trung tâm giáo dục với hệ thống cơ chế đặc thù để đưa giáo dục nơi đó phát triển trước, làm đầu tàu kéo cả nước đi theo. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đồng ý với ý kiến trên. Ông cho rằng Chính phủ mong muốn có các trung tâm giáo dục lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các địa phương về chiến lược giáo dục, về đổi mới chương trình – sách giáo khoa cũng như các vấn đề quản lý giáo dục.
--------------------------------------
--------------------------------------
Trong những ngổn ngang của giáo dục hiện nay (không chỉ riêng Việt Nam), bản dự thảo không thể hiện được vị trí giáo dục nước ta đang ở đâu trong tương quan với các nước khác, và đến năm 2020 chúng ta sẽ phát triển đến đâu.
--------------------------------------Theo SGTT - NHƯ THUẦN
Các bài khác:
- [SGGP] Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020: Cần sáng tạo trong từng cấp học [DT] Góp ý dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020: Nhấn mạnh yếu tố người thầy [NLĐ] TPHCM sẽ đi trước về giáo dục
- [NLĐ] Lãng phí nguồn lực sư phạm; “Chê” nghề giáo? [LĐ] Vật vờ chờ... chính sách [SSGP] Từ bài báo “Gian nan giữ chân giáo viên mầm non”: Mong được phụ huynh chia sẻ
- [DT] Nghĩ suy từ hai cái chết thương tâm của hai cô giáo [ĐV] Vụ 'cô giáo tự tử vì bị trù úm': Phân trần của hiệu trưởng [Zing] Giáo viên trong trường lên tiếng 'vụ cô giáo bị 'bức tử'
- [SGGP] 5 trường hợp đình chỉ hoạt động trường cao đẳng
- [DT] Sự thật về học thêm 6 buổi/tuần ở Trường THCS Hoàng Liệt
- [TT] Oằn vai đi học - Kỳ cuối: Thoát ra bằng cách nào?
- [DT] Đâu rồi những bữa cơm nhà?
- [TT] Vẫn lựa chọn dòng sách "kén" độc giả
- [ĐV] 'Ngôi nhà điên' ở VN kỳ lạ nhất thế giới