Giáo dục và kinh doanh

12/9/110 nhận xét

Ảnh: Lê Anh Dũng - vietnamnet
[Marketing3k.vn] Việc hệ thống các trường ngoài công lập ngày càng được mở rộng cho thấy sự phát triển, cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về chất lượng phục vụ và môi trường giáo dục.

Khi nhu cầu học tập của người dân trở thành nhu cầu thiết thân, việc học đã dần biến xã hội thành một xã hội học tập thì vai trò san sẻ gánh nặng của hệ thống trường ngoài công lập trước sự quá tải của hệ thống trường công là điều hết sức đáng trân trọng. Nó cho thấy sức mạnh của công tác xã hội hóa giáo dục là rất lớn trong thời đại hội nhập như hiện nay.

Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển và cả sự dễ dãi trong việc tư nhân hóa giáo dục, với kiểu làm giáo dục mang nặng tính kinh doanh đã khiến không ít trường ngoài công lập đi sai mục tiêu quan trọng nhất mà nó hướng tới: Đào tạo con người, nâng cao dân trí và phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân.

Trường hợp hai ngôi trường ngoài công lập mới đây trên địa bàn TPHCM sau vài năm hoạt động đã phải nộp đơn xin tạm ngưng vì không tuyển được học sinh cho thấy rất rõ điều đó. Ở đây chúng ta khoan bàn đến chất lượng đào tạo, mà chỉ đơn thuần đề cập đến cách làm giáo dục của các trường ngoài công lập. Trong đó, cốt lõi vấn đề chính là định hướng và tư duy phát triển của các trường đang quá đặt nặng chuyện làm kinh tế hơn làm giáo dục. Đồng ý rằng, khi đầu tư, ai chẳng muốn thu lợi nhuận. Nhưng để cái lợi nhuận được sinh ra từ môi trường kinh doanh giáo dục ấy không khiến phụ huynh tẩy chay lại là vấn đề khác.

Trò chuyện với một vị lãnh đạo ngành giáo dục về vấn đề trên, ông cho rằng việc một vài trường ngoài công lập phải ngưng hoạt động, ngoài chuyện họ chưa tạo được lòng tin nơi phụ huynh, chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất đầu tư chưa mang lại sự hài lòng thì việc tuyển sinh gặp vấn đề và phải tạm ngưng hoạt động là điều dễ hiểu. Ông cũng cho biết, sở quản lý rất chặt chẽ quy trình xin thành lập, mở trường và thường xuyên có các cuộc thanh kiểm tra về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng hoạt động. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề hoạt động, khung học phí, chất lượng giáo dục được thẩm định ra sao, ông lại cho rằng đó là trách nhiệm và sự thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh. Ông nói đúng, không sai nhưng có vẻ sự tương tác trong cách quản lý và cách thẩm định có chút vấn đề?

Chúng ta đều biết, hiện TPHCM có rất nhiều trường ngoài công lập và mỗi mùa tuyển sinh, số lượng hồ sơ nộp về luôn cao gấp nhiều lần chỉ tiêu. Ngược lại, cũng có không ít trường phải chật vật, tìm đủ mọi cách câu kéo, thu hút học sinh để tồn tại mà quên đi chất lượng giáo dục. Nhiều phụ huynh sẵn sàng để con học ở trung tâm giáo dục thường xuyên còn hơn là học ở những trường này. Ngoài vấn đề về khung học phí quá “rát”, chất lượng đào tạo thì môi trường giáo dục cũng là yếu tố khiến phụ huynh không yên tâm. Điều đó cho chúng ta thấy: Trong hệ thống các trường ngoài công lập, vẫn đang có không ít trường đã và đang đặt nặng yếu tố làm kinh tế lên trên yếu tố sư phạm. Lẽ dĩ nhiên, khi niềm tin của phụ huynh về một môi trường giáo dục thiếu lành mạnh không có, tất yếu nó sẽ bị đào thải. Một vị hiệu trưởng từng chia sẻ: Đã làm giáo dục, ngoài cái tâm, những người làm giáo dục cần phải biết hướng đến cái chung vì xã hội. Đừng nên cố biến môi trường giáo dục thành “chiếc bánh ngọt” để cùng nhau chia sẻ. Như thế không chỉ là có tội với học sinh, có lỗi với phụ huynh, mà còn nhẫn tâm phá đi những cấu tứ tốt đẹp của một hệ thống giáo dục nhân văn. Đó là lấy học sinh làm đối tượng trung tâm phục vụ. Đáng tiếc, hệ thống trường ngoài công lập của chúng ta hiện không mấy trường giữ được điều này.
Theo Tiến Nguyễn - SGGP
Các bài khác:
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP