Thế giới đầy rủi ro sau khủng hoảng

24/6/110 nhận xét

[VEF] Đặc tính nổi bật nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là độ lớn và sự phụ thuộc lẫn nhau. Cũng chính vì thế mà những rủi ro nó phải đối mặt thường mang tính vĩ mô.

LTS: Diễn đàn kinh tế Việt Nam giới thiệu bài viết của tác giả Michael Spence, từng đoạt giải Nobel Kinh tế, là Giáo sư Kinh tế tại Trường Đại học Kinh doanh New York Stern, thành viên danh dự tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, và thành viên cao cấp tại Viện Hoover, Đại học Stanford. Cuốn sách mới nhất của ông là "Sự Hội tụ mới - Tương lai của tăng trưởng kinh tế trong một thế giới đa tốc độ".

Rủi ro từ khủng hoảng nợ công ở Mỹ và châu Âu

Đặc tính nổi bật nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là độ lớn và sự phụ thuộc lẫn nhau. Cũng chính vì thế mà những rủi ro nó phải đối mặt thường mang tính vĩ mô. Thời kỳ hậu khủng hoảng đã và đang tạo ra một thế giới đa tốc độ, trong khi các nền kinh tế lớn - trừ Đức - đang phải đấu tranh với mức tăng trưởng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao, thì các thị trường kinh tế mới nổi chính như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, và Nga đã phục hồi nhanh chóng, trở lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng.

Sự phân kỳ này được phản ánh rõ nét trong tài chính công. Tỉ lệ nợ trên GDP của những nền kinh tế mới nổi đang có xu hướng giảm xuống còn 40% trong khi ở những nền kinh tế tiên tiến, tỉ lệ nay đang có xu hướng tăng tới 100%. Cả châu Âu và Hoa Kỳ đều chưa thể đưa ra được kế hoạch trung hạn đáng tin cậy nào để ổn định tài chính của họ. Những biến động của tỷ giá euro-đô la cũng phản ánh sự khó khăn trong việc xác định phía bên nào của Đại Tây Dương đang đối mặt với rủi ro cao hơn.

Ở Mỹ, Moody vừa ban hành một cảnh báo về nợ công trước tình trạng Quốc hội chưa quyết định rõ ràng về việc có nâng trần nợ hay không và cuộc tranh luận của các đảng phái về thiếu hụt ngân sách đang rất căng thẳng. Cả hai vấn đề - trần nợ và một kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách - đều chưa được giải quyết.

Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế ở Mỹ hiện nay rất khiêm tốn. Dường như lợi nhuận chủ yếu đến từ những khu vực xuất nhập khẩu có giao dịch với các thị trường mới nổi. Những ngành ngoài khu vực xuất nhập khẩu , vốn tạo ra hầu hết việc làm của Mỹ trong hai thập kỷ trước cuộc khủng hoảng, lại đang đi vào trì trệ do thiếu hụt nguồn cầu trong nước và ngân sách chính phủ hạn chế. Trong khi đó, khu vực xuất nhập khẩu lại không đủ lớn mạnh để cạnh tranh, giành lại vị thế cho tăng trưởng và tạo việc làm. Kết quả của tình trạng này là thất nghiệp liên miên.

Ngược lại, thị trường mới nổi phát triển nhanh chóng và đô thị hóa bùng nổ với nguồn đầu tư đến từ khắp nơi trên thế giới- theo một nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey. Một hệ quả tất yếu là chi phí vốn sẽ tăng lên trong vài năm tới, gây áp lực lên các đơn vị hoạt động dựa trên lượng vốn vay lớn, bao gồm cả các chính phủ đã quen với một môi trường lãi suất thấp.

Các quốc gia liên tục thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ cần thêm chi phí tài trợ bên ngoài, và cuối cùng sẽ đạt đến giới hạn tối đa của mức vay. Khi đó, năng suất và sức cạnh tranh yếu kém của khu vực xuất nhập khẩu của họ sẽ trở nên rõ ràng.

Tìm ra giải pháp là điều cấp thiết. Ta có thể nghĩ đến việc tăng mức đầu tư lấy ngân sách từ tiền tiết kiệm trong nước, từ lợi nhuận có được do tăng trưởng năng suất và khả năng cạnh tranh hoặc từ nguồn thu nhập trì hoãn khi tái cân bằng xảy ra thông qua cơ chế tỷ giá (hoặc giảm phát ở các nước đang mắc nợ trong khối châu Âu khi mà họ không kiếm soát tỉ giá của riêng mình).

Rất nhiều trong số các vấn đề mang tính cơ cấu này đều không được nhận ra trước khủng hoảng. Chính điều này đã trì hoãn những giải pháp đối phó với khủng hoảng của cả thị trường và chính sách. Tại Mỹ, mức tiêu dùng nội địa cao, dựa trên nợ cầm cố bằng bong bóng tài sản, đã giúp duy trì việc làm và tăng trưởng. Mặc dù vậy, tài khoản vãng lai mang những dấu hiệu đáng lo ngại. Ở một số nước châu Âu, chính phủ đang phải ra sức lấp đầy khoảng trống gây ra bởi năng suất kém.

Thị trường mới nổi chịu rủi ro do lạm phát ở Trung Quốc

Có thể nói, các đánh giá cân bằng tài chính trước đây đã nhầm lẫn trong việc xác định sự ổn định và bền vững của con đường tăng trưởng hiện tại. Chính sự chủ quan và giả định rằng tăng trưởng và môi trường lãi suất lành tính là tất yếu đã dẫn đến thất bại lớn của chu kỳ truy cập-tài chính trong nền kinh tế tiên tiến, như là sự thâm hụt ngân sách mãn tính.

Trong các thị trường mới nổi, tăng trưởng của Trung Quốc trở nên rất quan trọng do kích thước và vai trò của nó như là thị trường xuất khẩu cho Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, và ngay cả Đức. Nhưng lạm phát là mối đe dọa kép cho Trung Quốc, gây nguy hiểm cho cả tăng trưởng kinh tế và sự gắn kết nội bộ. Nhà ở đắt đã vượt ngoài khả năng chi trả của nhiều người trẻ tuổi tham gia vào lực lượng lao động. Kiềm chế giá cả và lạm phát mà không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng là điều cấp thiết.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng có chung khó khăn với Mỹ về vấn đề bất bình đẳng thu nhập. Ở cả hai quốc gia, vấn đề việc làm cần sớm được giải quyết để ngăn chặn bất ổn chính trị và bất ổn xã hội. Bảo hộ trên quy mô lớn không phải là giải pháp mong muốn trừ khi vấn đề việc làm và phân phối lợi ích trong xã hội không được xử lý tốt.

Đối với châu Á, châu lục tương đối nghèo tài nguyên so với Trung Đông, Mỹ Latinh, và châu Phi, việc tăng chi phí hàng hóa, vốn là hệ quả của thị trường đang phát triển, là vấn đề cần được quan tâm. An ninh năng lượng cũng là một yếu tố đáng chú ý, đặc biệt cho đến khi kết quả của cuộc nổi dậy ở Trung Đông còn chưa chắc chắn.

Thị trường mới nổi tăng trưởng là điểm sáng của thế giới và tỏ ra bền vững ngay cả khi các nước tiên tiến đang phải trải qua một thời gian dài của tái cân bằng và tăng trưởng chậm. Tuy nhiên ngay cả vậy, rủi ro cũng cập kề. Suy thoái ở châu Âu hay Mỹ sẽ có tác động tiêu cực đáng kể cho những nền kinh tế mới nổi. Các nền kinh tế này có thể tạo ra lượng cầu cầu đủ để duy trì tăng trưởng riêng của chúng, nhưng không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm lớn trong nhu cầu của các nước tiên tiến.

Các thị trường sẽ phải chịu tác động tất yểu của rất nhiều những rủi ro vĩ mô. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia trên thế giới cùng đang chung tay kiểm chế những rủi ro này. Chúng ta hãy hy vọng rằng nhận thức về rủi ro sẽ thúc đẩy hơn nữa nỗ lực của các quốc gia, G-20 và các tổ chức quốc tế khác trong hợp tác kinh tế, chính trị quốc tế.

Theo Mạng Doanh nhân - Trí thức
Các bài khác:
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP