Giải quyết nợ xấu:Tại sao phải chi 100.000 tỷ đồng?

2/7/120 nhận xét

[Marketing3k - KTVN] Việt Nam đang gắng tìm ra giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu đang đè nặng áp lực lên nền kinh tế quốc gia. Có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề mua bán nợxử lý nợ bằng "bàn tay" của Chính phủ hay dùng cơ chế thị trường.

Liệu cơm gắp mắm

Với con số 10% nợ xấu, giả thuyết thứ nhất được đưa ra là Ngân hàng nhà nước sẽ thành lập công ty mua nợ với vốn khởi điểm 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chỉ dừng lại ở các giải pháp "chưa mới", điển hình là mua lại nợ xấu, kích thích thị trường bất động sản, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng... nhằm cứu các ngân hàng yếu kém có nguy cơ sụp đổ.

Tuy nhiên, hiện chưa có một công trình nghiên cứu định lượng nào chỉ ra các tiêu chí đúng đắn để Chính phủ chọn con số 100.000 tỷ làm khởi điểm.

Trong khi đó, tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại đang gặp không ít khó khăn. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, năm 2011 Việt Nam nhập siêu 9,5 tỷ USD, tỉ lệ thất nghiệp là 2,27%, tỉ lệ lạm phát vẫn nằm ở mức 2 con số... Như vậy, việc "rút túi" ngân sách 100.000 tỷ sẽ phải là một quyết định có sự tính toán định tính lẫn định lượng chuẩn xác đến từng centimet.

Hơn thế, bài học phố Wall 2011 từ việc nhà nước rót tiền (mà người dân cho là của họ qua các loại thuế, phúc lợi...) nhằm cứu các ngân hàng thương mại trong bối cảnh khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp cao sẽ trở thành vấn đề nan giải về sau.

Theo ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) Bộ Tài chínhcho biết, lượng tiền cần giải quyết mức nợ xấu hiện nay của Việt Nam có thể lên đến 400.000 tỷ. Câu hỏi đặt ra, liệu 100.000 tỷ có thể giải quyết triệt để nợ xấu, hay ít nhất cũng đảm bảo sự ổn định cho cả hệ thống?.

Câu trả lời tính đến hiện nay là chưa. Việc đưa số tiền lớn so với tình thế quốc gia hiện nay mà thiếu sự đảm bảo dẫn đến nhiều quan ngạu về việc Việt Nam có thể lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi đã quá tay với túi tiền hạn hẹp.

Bài học từ Mỹ

Xét vấn đề nợ xấu, có lẽ Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế có nhiều va chạm nhất. Bong bóng Bất động sản nổ tung vào năm 2007 khiến rất nhiều ngân hàng thế chấp của Hoa Kỳ lâm vào tình thế phá sản.

Hai quỹ phòng hộ của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ quỵ ngã, rồi đến Citygroup cũng thua lỗ, ngay cả tổ chức tài chính Lehman Brothers vào loại lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹcũng bị phá sản.

Ngay lập tức, gói cứu trợ 700 tỷ USD từ chương trình Hỗ trợ giải quyết tài sản xấu (TARP - Troubled Asset Relief Program) được tung ra dưới sự quản lý nhà nước nhằm mua nợ xấu, hỗ trợ người dân mất đất, kích cầu thị trường bất động sản. Bộ trưởng tài chính Mỹ, Timothy Geithner, phát biểu rằng: "Cơ hội để chứng tỏ khả năng của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách đối phó với khủng hoảng, đặc biệt là thông qua chương trình Hỗ trợ giải quyết tài sản xấu TARP".

Tuy nhiên, điều mà Chính phủ Hoa Kỳ đau đầu hơn là số tiền 700 tỷ USD vẫn chưa làm "bình phục" tất cả các doanh nghiệp nguy cơ phá sản. Hơn thế nữa, cơ chế quản lý nhà nước dễ xuất hiện các tiêu cực, như việc sử dụng vốn cứu trợ sai mục đích, hoặc lạm dụng và tham ô. Điều nay đã khiến chính quyền Hoa Kỳ cân nhắc và chọn lựa một hướng đi mới và tao bạo hơn: chương trình hợp tác đầu tư chính phủ - tư nhân (PPIP - Public private investment program) được Bộ trưởng Tài chính Mỹ công bố ngày 23/3/2009.

Theo đó, Bộ Tài chính góp 75-100 tỷ USD kết hợp với tư nhân 400 tỷ USD và tiền còn lại từ kế hoạch TARF. Các nhà hoạch định đưa ra 3 tiêu chí cơ bản : i)nghiên cứu kỹ và sử dụng ngân sách hiệu quả, ii)chia sẻ khó khăn với thành phần kinh tế tư nhân, iii)khu vực tư nhân có thể định giá các khoản nợ xấu. Quá trình mua bán nợ xấu PIPP của Mỹ khác với TARP, không còn hoàn toàn chịu sự tác động của Nhà nước mà đã có sự góp mặt của tư nhân với vai trò quản lý điều tiết kinh tế, thanh lọc các khoảng nợ xấu, xử lý tiêu cực hệ thống. Đặc biệt, mô hình này ngoài việc thể hiện vai trò nhà nước còn có thể gia tăng tính minh bạch của các hoạt động nội bộ. Như vậy mô hình xử lí nợ xấu PPIP của Mỹ mang tính đã bổ sung những thiếu sót của các công ty nợ quốc doanh theo kiểu TARF.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ một mô hình nào thi PPIP cũng xuất hiện hạn chế. Michael Schlachter (hội liên hiệp Wilshire) chỉ ra hạn chế "lố bịch" nhất chính là việc các ngân hàng trong khối tư nhân mua lại các khoảng nợ của các ngân hàng khác theo cơ chế thị trường trong khi chính mình chưa thể xử lí các khoảng nợ còn dang dở.

Lối nào cho Việt Nam

Bài học từ Hoa Kỳ có thể đưa ra một góc nhìn hay tiếp cận khác cho Việt Nam. Trước hết, phải thừa nhận nếu chỉ có ngân hàng nhà nước cùng số tiền "đang bị tranh cãi quyết liệt" 100.000 tỷ mà chưa có một cơ sở định lượng, dự phòng rủi ro trước thì triển vọng cho giải pháp này cần được bàn luận một cách kỹ lưỡng. Thế nên, việc áp dụng cơ chế thị trường bằng mô hình PPIP nhằm giải quyết nợ xấu hiện nay của Việt Nam nên được đưa ra xem xét một cách nhanh chóng và nghiêm túc.

Tuy việc áp dụng PPIP cho các ngân hàng quốc doanhnhư Agribank, MHB... là chưa hợp lí bởi 2 ngân hàng này vốn thuộc sỡ hữu và hoạt động theo chủ trương, chính sách nhà nước.

Tuy nhiên, "bộ sậu" còn lại như các ngân hàng thương mại cổ phần VCB, BIDV, Vietinbank cùng các ngân hàng nhỏ lẻ khác nhất thiết phải cần đến nhiều "bàn tay" hơn theo kiểu PPIP nhằm đồng hành cùng chính phủ giải quyết việc chung.

Theo VeF (Đỗ Thiện - Vân Hạ)

Các bài khác:
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP