Tư vấn học đường và sự ngược đời của giáo dục Việt Nam

9/10/110 nhận xét

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng nhà trường
 cũng đồng thời là Chủ tịch hội Tâm lí giáo dục Hà Nội
[Marketing3k.vn] Nhân câu chuyện lĩnh vực tư vấn học đường còn “lép vế” so với các bộ môn trong trường học, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng cũng đồng thời là Chủ tịch hội Tâm lí giáo dục Hà Nội cũng thẳng thắn đưa ra quan điểm chia sẻ về “chuyện ngược đời của giáo dục Việt Nam”.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng là một ví dụ hiếm hoi nơi công tác tư vấn học đường được đề cao. Hiện trường có 4 người (3 nữ, 1 nam) được trả lương và chỉ lo chuyên trách mảng công việc này với thu nhập của nhân viên trên dưới 6 triệu/tháng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng nhà trường cũng đồng thời là Chủ tịch hội Tâm lí giáo dục Hà Nội: “Với học sinh, mình phải rèn tính kỉ luật tích cực dựa vào đặc điểm tâm lí của các em chứ không thể áp đạt. Phải gieo nhu cầu để các em thực sự thấy yêu thích trường lớp, muốn tới trường trước đã”.

Là một trường dân lập vẫn được xem có nhiều học sinh “cá tính” nên vị Hiệu trưởng với 20 năm gắn bó với mô hình giáo dục tiên tiến này nhận thấy vai trò không thể xem nhẹ của tư vấn học đường.

Ông lấy ví dụ về chuyện hướng nghiệp của trường mình: “Chúng tôi làm thật sự. Học sinh và phụ huynh ngoài tự đánh giá, nêu nguyện vọng sẽ được giáo viên chủ nhiệm và nhà tâm lí nhận xét dựa trên cách làm khoa học là các lớp hướng nghiệp được mở thường xuyên, định kỳ từ đầu năm học”.

Chưa có “văn hóa tư vấn”

Cụm từ của TS Tùng Lâm dùng khi trò chuyện về nhận thức của người VN với nhu cầu cần tư vấn. Theo ông: “Ai cũng có nhu cầu được tư vấn vì đơn giản anh không thể giỏi mọi lĩnh vực. Tây họ không biết gì là đi tư vấn, còn mình thi chỉ khi nào “nặng lắm rồi”, “gấp lắm rồi”, không thể chờ nữa thì mới cần tư vấn. Người VN mình phần đông chưa có “văn hóa” (tư vấn) ấy”.

Vị Hiệu trưởng tiếp tục lấy thêm ví dụ: “Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều trường chưa có phòng tư vấn học đường. Thứ nhất vì đội ngũ người làm chuyên môn hiện còn ít. Thứ hai và quan trọng nhất là Nhà nước chưa có chính sách cho đội ngũ người làm công tác này.

Khi chúng ta nói Giáo dục quốc phòng rất cần thiết, trường được bố trí thêm chỉ tiêu, tiết học ngay. Vậy cũng cần đặt câu hỏi về mức độ quan trọng của tư vấn tâm lí học đường”.

Giáo dục đang phát triển lệch

Vị Hiệu trưởng thẳng thắn chia sẻ quan điểm rằng “giáo dục đang phát triển lệch. Có 2 điều rõ nhất đó là:

1. Giáo dục chưa được đặt trong quy luật phát triển kinh tế thị trường. Lâu nay mình chỉ thấy những điểm hạn chế mà không thấy mặt tích cực của nó. Cụ thể là quy luật ấy buộc anh phải tạo ra giá trị (thật thực sự) của ngày hôm nay lớn hơn ngày hôm qua. Nó khiến anh phải linh hoạt chứ không thể cứng nhắc, chờ đợi ai được.

2. Giáo dục đang làm theo cách chỉ huy từ trên xuống mà lại chưa làm rõ được vai trò của nhà trường. Sửa chữa dần là cách làm nhỏ giọt. Hiệu trưởng và giáo viên hơn ai hết biết mình cần gì, phải làm gì”.

Tiếp dòng tâm sự, theo TS Nguyễn Tùng Lâm: “Giáo dục từ bậc mầm non, tiểu học là vô cùng quan trọng nhưng mình thì còn xem nhẹ. Giáo viên “tàng tàng” là cũng đứng lớp mầm non được rồi. Đó là 1 cái lạ.

Lạ nữa là giáo dục càng lên cao thì học sinh thì những học sinh yếu, học sinh hư lại bị bỏ rơi. Còn trường chuyên, lớp học lại được Nhà nước tập trung đầu tư tiền bạc, mọi thứ tốt nhất. Tôi từng có thời gian ra nước ngoài tìm hiểu thì họ làm ngược lại, đầu tư nhiều cho những trường, học sinh kém. Trường giỏi đã có xã hội “gánh vai” cùng đồng hành”.

Theo VNN - Văn Chung (Ghi)
Các bài khác:
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP