‘Thận trọng hạ lãi suất khi lạm phát còn cao’

14/9/110 nhận xét

Lợi ích của người gửi tiền chưa được đảm bảo trong điều kiện lạm phát cao. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Lợi ích của người gởi tiền chưa được
đảm bảo trong điều kiện lạm phát cao
Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà
[Marketing3k.vn] ADB cho rằng việc khống chế lãi suất huy động ở 14% sẽ không khuyến khích người dân nắm giữ tiền đồng, áp lực với tỷ giá và lạm phát, theo đó, có thể gia tăng.

Một trong những khuyến nghị được Ngân hàng Phát triển châu Á đưa ra đối với Việt Nam tại Báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế khu vực là không nên nới lỏng quá sớm các chính sách tiền tệ - tài khóa đang được áp dụng để bình ổn kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Mặc dù không khẳng định các biện pháp gỡ bỏ một số tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng, giữ trần lãi suất huy động ở 14%, yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cho vay… là biểu hiện của sự nới lỏng tiền tệ nhưng theo chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB Dominic Mellor, Việt Nam cần hết sức thận trọng khi triển khai các biện pháp này trong điều kiện lạm phát còn cao như hiện nay.

“Cơ quan quản lý cần đảm bảo cân bằng giữa nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp, ngân hàng với nhu cầu bảo vệ giá trị tiết kiệm thực của người gửi tiền”, đại diện ông Mellor khuyến nghị.

Theo phân tích của đại diện ADB, lạm phát tại Việt Nam năm 2011 sẽ ở mức 18,7% (cao nhất trong khu vực Đông Á). Như vậy, với mặt bằng lãi suất hiện tại, lợi ích của người giữ tiền đồng chưa được đảm bảo. “Nếu tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất, việc thuyết phục người dân tiếp tục giữ đồng nội tệ, gửi tiết kiệm là rất khó”, chuyên gia này nhận định.

ADB cảnh báo khi niềm tin vào tiền đồng không còn, người dân sẽ có xu hướng hoán đổi phương tiện cất trữ này để chuyển sang nắm nội tệ hoặc các tài sản khác. Đồng tiền mất giá cũng đồng nghĩa với làm phát leo thang trở lại.

Việc cho vay của các ngân hàng cũng tạo nên một nguy cơ khác đối với nền kinh tế khi chất lượng tín dụng đang có nhiều bất ổn. Theo ADB, mức tăng trưởng tín dụng bằng đôla Mỹ lên tới 23% trong 6 tháng đầu năm (so với mức trung bình 7% của toàn hệ thống) là rất đáng lo ngại. Mức tăng trưởng này có thể khiến đồng Việt Nam phải chịu áp lực giảm giá khi mà những khoản vay (phần lớn là ngắn hạn) đến kỳ thanh toán.

Tín hiệu điều hành lãi suất khá

Phản ánh những lo ngại này, chênh lệch giá mua vào và bán ra trái phiếu Chính phủ và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) của Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới đã tăng lên 400 điểm cơ bản trong tháng 8. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2009.

Đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan quản lý Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và các ngân hàng… nhưng theo ADB, các bước đi cần được tiến hành kỹ lưỡng, thận trọng để không gây ra rủi ro đối với nền kinh tế, đặc biệt là giúp lạm phát và sự mất ổn định tỷ giá có cơ hội quay trở lại. Đồng thời, để có thể thực hiện các chính sách mang tính thị trường nhiều hơn, Việt Nam cần có các giải pháp mang tính lâu dài, nhằm vào việc cải thiện sức khỏe của thị trường tài chính.

Một vấn đề đáng quan ngại khác cũng được đại diện ADB đề cập trong bản báo cáo là vấn đề nợ của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Tài Chính, tính đến hết năm 2010, Việt Nam nợ nước ngoài khoảng 32,5 tỷ USD, tương đương 42,2% GDP. Theo ADB, về mặt số học, tỷ lệ nợ nêu trên vẫn trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, con số nếu trên đã bao gồm không ít nợ do Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước vay, trong khi hiệu quả sử dụng, đầu tư chưa thật sự rõ ràng.

Về lâu dài, ADB cho rằng Việt Nam cần có chính sách nhất quán về quản lý, báo cáo nợ trong nước cần phải nhất quán. Tổ chức này kỳ vọng vào cam kết của Cục Quản lý nợ (Bộ Tài chính) về việc công bố định kỳ các bản tin nợ, qua đó giúp các chuyên gia có thể đo đếm một cách tương đối chính xác sức khỏe tài chính của nền kinh tế.

ADB thừa nhận không lường được hết những tác độn bên ngoài đối với kinh tế Việt Nam. Ảnh: Nhật Minh

ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Việt Nam dự kiến chỉ tăng trưởng 5,8% trong năm nay và 6,5% trong năm tới, theo báo cáo cập nhập kinh tế châu Á do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố sáng nay.

Cả 2 con số này đều thấp hơn khá nhiều so với dự báo 6,1% và 6,7% được chính ADB đưa ra hồi tháng 4. Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển châu Á cũng tăng dự báo lạm phát trong năm nay lên 18,7% thay vì 13,3% trước đó. ADB cho biết thêm, tốc lạm phát năm tới sẽ giảm còn 11%.

Giải thích về sự chênh lệch lớn giữa 2 báo cáo được đưa ra chỉ cách nhau 5 tháng, chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB Dominic Mellor thừa nhận tổ chức này đã không lường được hết những tác động của việc điều chỉnh tỷ giá, tăng lương cũng như các yếu tố bên ngoài khác đến lạm phát và tăng trưởng tại Việt Nam.

Trong nửa sau của năm 2011, ADB cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể được cải thiện đôi chút so với đầu năm, cùng với việc lạm phát có thể giảm dần nhờ tác dụng của các chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt.

Tuy nhiên, rủi ro chính đối với kinh tế Việt Nam vẫn nằm ở các thông điệp chính sách, trong nhiều trường hợp, còn chưa thật sự rõ ràng của cơ quan quản lý, khả năng dễ bị tổn thương của khu vực ngân hàng (gia tăng tín dụng quá lớn, đặc biệt là việc cho vay bằng đồng đôla), niềm tin của người dân vào tiền đồng chưa được củng cố.

Từ thực tế trên, ADB khuyến nghị Chính phủ nên kiên trì thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ - tài khóa theo tinh thần Nghị quyết 11. Nỗ lực hạ lãi suất, bảo vệ nhà đầu tư cần cân bằng với nhu cầu bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao.

Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng cần đưa ra những chính sách nhất quán, rõ ràng hơn. Trước mắt, cần ưu tiên khôi phục sự ổn định của nền kinh tế nhưng cần thực hiện các cải cách cơ cấu, nhằm giải quyết nguyên nhân cốt lõi của lạm phát cao.
Theo Nhật Minh - VnExpress
Các bài khác:
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP