"Phục hưng" khối C bằng cách nào? và "Phục hưng" giáo dục bằng cách nào? '*'

9/8/110 nhận xét




Tân cử nhân trường Đại học Khoa học
 xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM)
 trong ngày tốt nghiệp. Ảnh: Báo giáo dục
[Marketing4u.vn] Một xã hội văn minh đến đâu nhưng không có sự phát triển hài hòa về văn hóa thì cũng là một xã hội phát triển khập khiễng.

"Sầu ngữ" dành cho khối C

Năm nay là một năm đáng buồn dành cho khối C khi số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào khối này trong kỳ tuyển sinh ĐH 2011 ở một số nơi là con số 0 to tướng và tròn trĩnh! Ế ẩm, thưa vắng, teo tóp, không thu hút, lao đao, giảm bất thường, mất giá, đáng báo động rồi... "báo động đỏ" mới chỉ là một phần của các sầu ngữ dành cho khối C!

Vì đau lòng, vì trăn trở về vấn đề này nên đã có nhiều bài báo được viết ra. Nhiều hội thảo được tổ chức (như Hội thảo "Làm gì để người học tìm đến với nhóm ngành KHXH và Nhân văn" do ĐH Văn Hiến tổ chức ngày 30/3/2011) nhưng vẫn còn đó một nỗi lòng canh cánh: Năm sau khối C sẽ thế nào? Có thể phục hưng khối C, một cái chân trụ trong cái thế kiềng 3 chân đã từng vững chãi của nền giáo dục nước nhà được không?

Đã qua rồi cái thời ở nước ta người già biết ngâm Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều, hát cải lương, kể chuyện cổ tích, thanh niên biết nhảy sạp, biết thơ ca hò vè, biết Nam Quốc Sơn Hà và trẻ con biết ê a con chữ. Lúc đó, ông Cao Bá Quát nói khắp thiên hạ rằng, bụng đầy bồ chữ thì được tôn lên hàng Thánh. Và các ông Nghè, ông Cử sau 10 năm đèn sách, sôi kinh nấu sử thì trở thành phụ mẫu chi dân, được xã hội trọng vọng.

Còn trước Đổi mới, dù học lực thế nào thì các cử nhân xã hội nhân văn, thậm chí các ông nông dân mới học xong bình dân học vụ vẫn có thể dễ dàng kiếm được việc ở một cơ quan hành chính hàng huyện, hàng tỉnh. Cơ chế quan liêu bao cấp tạo ra sự thuận lợi cho khối C sống được, thậm chí sống tốt. Còn bây giờ trọng vọng của xã hội dành cho cử nhân khối C ra sao?

Chiếc hộp của công chúa Thủy tề

Nhìn cuộc sống dưới lăng kính thực tiễn, chúng ta sẽ thấy con tàu phá băng mang tên "toàn cầu hóa" đã và đang chạy khắp thế giới với tốc độ sản sinh bằng năng lượng nguyên tử. Mũi khoan của nó đã đục thủng, phá vỡ biết bao các bức tường tư tưởng mang trong đó sự cầu an, thủ phận, trì trệ, giáo điều và chỉ để lại cho nhân loại một điều duy nhất: Niềm hy vọng của chiếc hộp Pandora!

Vì chỉ còn niềm hy vọng nên ngày nay con người phải là con người toàn diện: Phải biết táo bạo, phải thực sự năng động, phải có đam mê sáng tạo, phải bản lĩnh trước mọi thử thách, phải biết mọi điều cần thiết để tồn tại.

Đáng tiếc là các cử nhân theo học khối KHXH và NV lại không được đào tạo như thế. Bởi vì quá ít thực hành, tiếp xúc thực tế, va chạm cuộc đời nên họ thường lãng mạn, nhìn đời toàn màu hồng. Do đó, họ luôn lầm tưởng những chiếc hộp cuộc đời luôn đẹp đẽ và sẽ có biết bao cơ hội đang dang tay chờ sẵn họ phía trước.

Suy nghĩ này cũng giống chàng ngư dân được công chúa Thủy tề ban cho chiếc hộp trong truyện cổ tích Nhật Bản. Chiếc hộp bề ngoài rất đẹp nên chàng ngư dân cứ nghĩ là trong hộp có nhiều vật giá trị, sẽ được giàu có sung sướng khi mở nó ra. Nhưng thực ra trong hộp là thứ thuốc làm cho con người già nua và phải sống cô độc khi cảnh vật và con người xung quanh đã thay đổi gần mấy trăm năm!

Cho nên, khó có sinh viên khối KHXH và NV nào dám mở chiếc hộp Pandora để táo bạo trong hy vọng. Và không táo bạo trong hy vọng thì mãi mãi chúng ta chỉ nhìn thấy con tàu "toàn cầu hóa" đi qua chứ không đặt chân lên được nó.

Khối KHTN, khối Kinh tế và khối Ngoại ngữ đã biết đi tắt, đón đầu rất thành công đối với con tàu thế kỷ này và ai cũng sẵn sàng mở chiếc hộp Pandora để trải nghiệm cuộc đời. Vậy làm gì để sinh viên khối KHXH và NV tự mình mở được chiếc hộp Pandora. Để từ đó tác động ngược trở lại tâm lý của thí sinh, giúp thí sinh hiểu được khối C cũng phù hợp và quan trọng đối với tương lai của bản thân?

"Phục hưng" khối C bằng cách nào?

Một là, cần tạo dựng sự nhận thức đúng đắn cho sinh viên về vị trí, vai trò của khối KHXH và NV đối với sự phát triển của xã hội. Bởi Văn, Sử, Địa tự bản thân nó có một vai trò rất to lớn. Một xã hội văn minh đến đâu nhưng không có sự phát triển hài hòa về văn hóa thì cũng là một xã hội phát triển khập khiễng.

Chăm lo đời sống tinh thần trên nền tảng vật chất vẫn là trách nhiệm của những nhà thơ, nhà văn, những cán bộ bảo tàng, nhà hoạch định chính sách xã hội... và vẫn cần có 1 thế hệ kế thừa, hoặc bổ sung tương xứng, giúp cho xã hội luôn giữ được thế cân bằng và phát triển đồng đều.

Hai là, cần tạo điều kiện để sinh viên khối KHXH và NV có nhiều cơ hội va chạm với thực tiễn hơn. Cũng như tạo dựng được những công ăn việc làm tương xứng với nhu cầu của xã hội. Khó có thể cống hiến khi công việc không phù hợp chuyên môn đào tạo. Thậm chí khó có thể cống hiến, dù học lực bản thân giỏi nếu cơ quan có nhu cầu tuyển dụng hoặc nơi tuyển dụng lại thuộc dạng ưu tiên người quen, người có tiền chạy chọt.



Một cử nhân khối KHXH và NV ra trường sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc khi mình được phát huy khả năng chuyên môn mặc dù công việc có phần trái ngành, vất vả và thu nhập có thể sống được. Nếu họ nhìn thấy thực tiễn tuyển dụng công bằng, có cơ hội tìm được việc làm, thì nền giáo dục nước ta mới có cơ hội phục hưng niềm tin của thí sinh trong kỳ tuyển sinh năm sau.





Ba là, cần hạn chế bớt hiện tượng lan tràn các hình thức đào tạo đại học từ xa, đại học tại chức, đại học liên kết trong nước. Và nên mạnh dạn không công nhận văn bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ không đảm bảo chất lượng ở nước ngoài, do những cơ sở ĐH được chứng minh là ĐH "dởm" cấp.

Bốn là, cần phải biết quan tâm nhiều hơn năng khiếu của cá nhân sinh viên để sinh viên có cơ hội định hướng nghề nghiệp sau này. Bởi không phải cứ học văn ra là làm nhà văn, nhà thơ, học sử ra là làm bảo tàng, viện nghiên cứu, học địa ra là làm địa chính... Mà sinh viên có thể làm giáo viên, nhà báo, nhà hoạch định chính sách và các công việc phù hợp khác.

Một cử nhân khối KHXH và NV ra trường sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc khi mình được phát huy khả năng chuyên môn mặc dù công việc có phần trái ngành, vất vả nhưng thu nhập có thể sống được. Nếu họ nhìn thấy thực tiễn tuyển dụng công bằng, có cơ hội tìm được việc làm, thì nền giáo dục nước ta mới có cơ hội phục hưng niềm tin của thí sinh trong kỳ tuyển sinh năm sau.
Theo TVN - Tác giả: NGUYỄN VĂN TOÀN (ĐHKH HUẾ)
'*' "Phục hưng" giáo dục bằng cách nào? do người đăng thêm vào, vì thấy 4 cách này dùng cho giáo dục cũng được không riêng "Khối C" -   "Khối C" là một phần tử trong tổng thể lớn.
Các bài khác:
  • [LĐ] Nghệ sĩ Bùi Công Duy: Danh hiệu không làm nên giá trị (Mặc dù được “đặc cách” khuyến khích làm hồ sơ phong tặng danh hiệu NSƯT, cuối cùng trong danh sách xét duyệt vẫn không có tên Bùi Công Duy (ảnh), nhưng nghệ sĩ violon này vẫn không lấy thế làm buồn, bởi sau những trải nghiệm, cống hiến và biểu diễn, anh luôn tâm niệm nghệ thuật và giá trị con người không bị quyết định bởi những giải thưởng hay danh hiệu.)

Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP