Cải tổ kinh tế toàn cầu không loại trừ nước Mỹ

14/8/110 nhận xét

[Marketing4u.vn] Hệ thống chính trị của Mỹ, đến một thời điểm nào đó sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế rằng chúng tôi chỉ là 1 đất nước cố gắng phục trong nền kinh tế toàn cầu khổng lồ đang thoái trào và có lẽ chải chấm dứt việc thường xuyên bắn vào chính đôi chân của mình. Sự tranh cãi về mức nợ trần là một ví dụ về vấn đề này.

Bài viết của Justin Fox, Trưởng Ban biên tập Harvard Business Review, tác giả cuốn "Huyền thoại một thị trường truyền thông: Lịch sử của nguy cơ, giải thưởng và ảo tưởng của Phố Wall".


Chuyến bay của tôi từ Úc đã đáp xuống sân bay quốc tế Los Angeles sáng Chủ nhật vừa qua. Trong khi di chuyển chậm chạp khổ sở trong hàng dài dằng dặc để qua quầy làm thủ tục hải quan và di dân, rồi đến quầy kiểm tra an ninh để chuyển tiếp sang chuyến bay nội địa (chỉ vừa kịp giờ), tôi đã cằn nhằn rất nhiều về phong cách làm việc lạc hậu đặc trưng của khối các nước Phương Đông trước năm 1989 mà nước Mỹ lựa chọn để thể hiện với những vị khách nước ngoài.

Tôi không phải là người đầu tiên có suy nghĩ này: Thực thế, phàn nàn về phương thức làm việc phức tạp tại sân bay lại là một phần thường thấy trong văn hóa cạnh tranh của người Mỹ, quay lại thời kì đầu những năm 90 và gần đây được Larry Summers (Một nhà kinh tế Mỹ) nhấn mạnh hơn nữa.

Nhưng khi tôi đặt chân đến một đất nước vừa mới bị Tổ chức đánh giá tín dụng Mỹ Standard and Poor's (gọi tắt là S&P) giảm hạng từ AAA xuống AA+, tôi thực sự cảm thấy rằng sự yếu kém của các sân bay Quốc tế của chúng tôi lại trở thành có vấn đề theo cách nào đó mà trước đây không như thế. Không phải là sự đánh giá của S&P hoàn toàn đúng hay công bằng hay có ý nghĩa nhiều đến thế. Và thái độ của những nhà đầu tư - những người hôm nay đã rời bỏ những khối tải sàn đầy rủi ro và đổ tiền vào rất nhiều thứ, bao gồm hệ thống tài chính vừa mới bị xuống hạng - ít nhất là không đồng tình với lập trường của S&P.

Nhưng những sự kiện diễn ra trong vài ngày qua, và trong vài năm qua, tất cả đều thể hiện là một phần của câu chuyện trong đó Mỹ đánh mất vị thế của mình là nền kinh tế thống trị của thế giới, và phải học cách vượt qua khó khăn thay vì chỉ là một trong những nền kinh tế đứng đầu Thế giới.

Đây không chỉ là quan điểm về sự suy thoái tuyệt đối như Fareed Zakaria đã lập luận trong nhiều phiên bản khác nhau của cuốn sách ông viết với tiêu đề: Hậu thế giới người Mỹ (The Post-American World). Có nhiều lý do để tin rằng nước Mỹ có thể tốt hơn trong thế giới mà Đô-la không phải là đồng tiền thống trị, và sự thăng trầm của nền kinh tế Mỹ không quyết định đến chu kì kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, có hai vấn đề cảnh báo như sau:

Một là hệ thống chính trị của Mỹ, đến một thời điểm nào đó sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế rằng chúng tôi chỉ là 1 đất nước cố gắng phục trong nền kinh tế toàn cầu khổng lồ đang thoái trào và có lẽ chải chấm dứt việc thường xuyên bắn vào chính đôi chân của mình. Sự tranh cãi về mức nợ trần là một ví dụ về vấn đề này, sự (dường như) bất lực trong việc giải quyết việc tăng giá bảo hiểm sức khỏe (hay đàm phán hợp lý về vấn đề tăng giá bảo hiểm trong vũ đài chính trị) là một ví dụ khác. Đây là lý do thuyết phục nhất khiến S&P đánh giá Mỹ xuống hạng, và trong khi tôi vẫn còn đủ lạc quan (dù không có nhiều cơ sở) để tin tưởng rằng cuối cùng chúng tôi sẽ hành động cùng nhau, nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy sự khắc phục ngắn hạn nào cả.

Vấn đề thứ hai còn đáng lo ngại hơn là: Không có Mỹ trong vai trò thống trị, thì thế giới cần phải tìm ra một phương thức mới trong vấn đề quản lý nền kinh tế toàn cầu. Không một quốc gia hay nhóm quốc gia nào sẵn sàng dù chỉ một chút để có thể đảm nhận vai trò làm luật cho kinh tế cả. Liên minh châu Âu ư? Vâng, đúng rồi! Trung Quốc ư?

Với tất cả những gì mà giới lãnh đạo và truyền thông Trung Quốc gần đây đã đánh tiếng về sự vô trách nhiệm của Mỹ, Trung Quốc vẫn còn cần vài thập kỉ nửa mới có đủ độ trưởng thành cần thiết về mặt chính trị và kinh tế để đảm nhận vai trò thống trị mà Mỹ đã làm từ suốt những năm 40 đến nay. Như vậy chúng ta chỉ còn trông chờ vào ... Christine Lagarde. Hãy tiến lên, Quý bà giám đốc điều hành!

Nền kinh tế toàn cầu mất đầu tầu rõ ràng này có thể là lý giải thuyết phục nhất về sự tuột dốc toàn cầu của các thị trường tài chính. Không ai phụ trách cả. Hóa ra rằng những nhà đầu tư lại không thích điều này.
Tác giả: KNOWLEGE LINK GROUP - Theo Vef
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP